Dành cho quảng cáo
liên hệ: groupviet@gmail.com

Ai có uy tín trong Bộ chính trị hiện nay?

Admin | 9:48 AM | 1 comments

*Hùng vương (nghivenuocviet.com)
Đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có lẽ không phải là người có uy tín cao trong Bộ chính trị ta hiện nay. Bằng chứng là đồng chí Nguyễn Bá Thanh đã bị rớt, không vào được Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 7, hồi tháng 5/2013 vừa rồi. Đồng chí Phú Trọng đã chuẩn bị khá chu đáo cho đồng chí Bá Thanh.
Đầu tiên là cho đồng chí Bá Thanh thôi chức Bí thư Đà Nẵng, sau đó đưa ra Hà Nội, bổ nhiệm làm Trường Ban Nội chính Trung ương, là Ban mà hồi đồng chí Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư, đồng chí Mạnh đã cho xóa bỏ. Nay, đồng chí Phú Trọng cho dựng lại cái Ban này, với mục đích “chống tham nhũng”, tước bớt quyền lực của đồng chí Thủ tướng Tấn Dũng.
Nhưng uy tín của đồng chí Phú Trọng quá thấp, nên tội nghiệp cho đồng chí Bá Thanh, đồng chí bị rớt không vào được Bộ Chính trị.
Thông thường, chưa có vị Trưởng Ban Nội chính nào mà vào được Bộ Chính trị cả. Nhưng vì đồng chí Phú Trọng muốn nâng cao quyền lực của Ban này, để chống tham nhũng, nên đồng chí cố đẩy đồng chí Bá Thanh lên. Nhưng sức đồng chí Phú Trọng yếu quá, nên đẩy chưa được mấy centimets, thì đồng chí Phú Trọng mệt quá, đành thả tay cái ịch, nên đồng chí Bá Thanh rơi cái ục, đau điếng cả người.
Bộ chính trị của Đảng ta hiện nay có 16 người. Đó là:
1- Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư, sinh năm 1944, quê Hà Nội.
2- Trương Tấn Sang,  Chủ tịch nước, quê Đồng Nai, sinh năm 1949.
3- Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng, quê Cà Mau, sinh năm 1949.
4- Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội, quê Nghệ An, là cháu họ Bác Hồ, sinh năm 1946.
5- Lê Hồng Anh, đại tướng công an, Thường trực Ban bí thư, quê Kiên Giang, sinh năm 1949.
6- Phùng Quang Thanh, đại tướng, Bộ trưởng Bộ quốc Phòng, quê Hà Nội, sinh năm 1949 .
7- Trần Đại Quang, đại tướng công an, Bộ trưởng Bộ công an, quê Quảng Bình, sinh năm 1956, ít tuổi nhất trong Bộ chính trị.
8- Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, quê Thanh Hóa, sinh năm 1947.
9- Ngô Văn Dụ, Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương, sinh năm 1947, quê Vĩnh Phúc.
10-             Phạm Quang Nghị, Bí thư Hà Nội, quê Thanh Hóa, sinh năm 1949.
11-             Lê Thanh Hải, quê Sài Gòn, sinh năm 1950, Bí thư Sài Gòn.
12-             Đinh Thế Huynh, nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân, Trưởng Ban Văn hóa-Tư tưởng Trung ương, quê Nam Định, sinh năm 1953.
13-             Nguyễn Xuân Phúc, quê Quảng Nam, sinh năm 1954, Phó Thủ tướng.
14-             Tòng Thị Phóng, quê Sơn La, Phó Chủ tịch Quốc Hội, sinh năm 1954.
15-             Nguyễn Thiện Nhân, quê Sài Gòn, sinh năm 1953, nguyên Phó Thủ tướng, nay là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
16-             Nguyễn Thị Kim Ngân, sinh năm 1954, quê Bến Tre , Phó Chủ tịch Quốc hội.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng bí thư tại Đại hội Đảng 11, tháng 1 năm 2011.
Trong hơn 2 năm làm Tổng bí thư, đến nay, đồng chí Phú Trọng chỉ có 2 câu nói nổi tiếng.
Câu nói nổi tiếng thứ nhất  là  tại cuộc họp báo quốc tế vào ngày 19 tháng 1 năm 2011, ra mắt các nhà báo sau khi nhậm chức, đồng chí Phú Trọng nói:
“Tôi làm Tổng Bí thư không phải để đánh bóng bản thân mình”.
Người ta không hiểu vì sao đồng chí Phú Trong nói câu đó. Có tật giật mình à?
Tưởng rằng ra mắt thiên hạ, thì Tổng bí thư nói câu gì đó về các kế hoạch của người đứng đầu quốc gia, xem sắp tới có làm việc gì ích nước lợi nhà không. Thế mà chỉ nói câu “không đánh bóng”, để đánh bóng mình.
Chán quá.
Câu nói nổi tiếng thứ hai, mới gần đây, ngày 27 tháng 9 năm 2013, đồng chí Phú Trọng dự cuộc họp gặp mặt các cử tri Hà Nội. Các cử tri tố cáo tệ tham nhũng đang hoành hành. Đồng chí Phú Trọng nói một câu rất ngớ ngần: Về tham nhũng tôi có thể nói hàng mấy tiếng đồng hồ”.
Người ta đâu có cần ông Tổng bí thư nói chuyện tham nhũng. Người ta cần ông Tổng Bí thư, với trách nhiệm là người có quyền lực cao nhất nước, phải đề ra được giải pháp gì để giải quyết tệ tham nhúng chứ.
Thế mà ông Tổng bí thư chỉ nói một câu như một Báo cáo viên về tham nhũng.
Chán quá.
Ông Phú Trọng làm Tổng Bí thư để làm gì nhỉ? Để ông đi báo cáo về tệ tham nhũng à?
Đầu óc Tổng Bí thư rỗng tuếch, nông choèn như thế, thì thử hỏi ông có được uy tín mức nào trong Đảng ta?
Cho nên rất dễ hiểu trong Bộ chính trị hiện nay, uy tín của đồng chí Phú Trọng hầu như số không. Bằng chứng là tại Hội nghị Trung ương 7 vừa qua, ngày 11 tháng 5 năm 2013, đồng chí Phú Trọng giới thiệu đồng chí Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị, nhưng đồng chí Thanh rớt. Tức là Ban chấp hành Trung ương không thèm để ý đến ý muốn của Tổng Bí thư.
Trước đó, tại Hội nghị Trung ương 6, tháng 10 năm 2012, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng định đề nghị Hội nghị Trung ương cho kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì sai phạm nhiều về quản lý kinh tế. Nhưng Hội nghị Trung ương 6 bỏ phiếu không kỷ luật đồng chí Tấn Dũng.
Đây quả là thất bại nặng nề nhất của một vị Tổng Bí thư.
Không những thế, đến Kỳ họp Quốc hội, ngày 14 tháng 11, năm 2012, sau Hội nghị Trung ương 6 khoảng 1 tháng, Bộ Chính trị định dùng Quốc hội để lật đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, cũng thất bại. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, đồng chí Tấn Dũng vẫn được trên 50% phiếu, nên không bị phế truất.
Và với trường hợp đồng chí Bá Thanh, thì là thất bại nặng nề thứ hai của đồng chí Phú Trọng.
Có phải vì các ý kiến của đồng chí Phú Trọng là sai, nên đồng chí bị thất bại không? Không hẳn.
Vấn đề là uy tín của đồng chí Phú Trọng quá thấp.
Trong đầu đồng chí Phú Trọng rỗng tuếch, chỉ có viện dẫn chủ nghĩa Mac-Lê nin, mà cái Chủ nghĩa ấy đã sụp đổ trên toàn thế giới rồi, thế mà đồng chí Trọng cứ chỉ nhai đi nhai lại như con vẹt.
Khi nói ý kiến riêng, thì chỉ nói được 2 câu nổi tiếng: “Tôi làm không để đánh bóng bản thân mình”, và “về tham nhũng tôi có thể nói mấy tiếng đồng hồ”.
Bây giờ có 2 Ban mà đồng chí Phú Trọng cho tái thành lập lại, là Ban Nội chính, và Ban Kinh tế Trung ương. Nhưng người ta tin rằng 2 Ban này trong khi chưa tái hoàn thiện về Tổ chức, thì sẽ bị xóa bỏ, sau khi đồng chí Phú Trọng về hưu, vào năm 2016.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Trương tấn Sang là người có vị trí cao thứ hai trong bộ máy Nhà nước ta, sau Tổng bí thư. Hiện nay, đồng chí Tấn Sang có vẻ có uy tín cao trong Đảng và Nhà nước ta. Khi bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội, đồng chí nhận được phiếu rất cao, hơn hẳn đồng chí Tấn Dũng. Thế nhưng uy tín của đồng chí Tấn Sang cũng không chắc chắn. Vì trước khi làm Chủ tịch nước, đồng chí Tấn Sang chỉ làm Trưởng Ban Kinh tế trung ương.
Năm 2003, khi đang làm Trưởng Ban kinh tế Trung ương, đồng chí Tấn Sang bị kỷ luật vì trách nhiệm khi đồng chí còn làm Bí thư Sài Gòn, để cho băng nhóm Năm Cam lộng hành. Năm 2006, Ban Kinh tế Trung ương của đồng chí bị giải thể. Nhưng về tuổi, đồng chí sinh năm 1949, cùng tuổi với đồng chí Tấn Dũng, nên chưa về hưu được. Nên khi đó, đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh bố trí đồng chí Tấn Sang làm Thường trực ban bí thư. Và đến Đại hội 11, năm 2011, đồng chí làm Chủ tịch nước, một vị trí có tính hình thức, vui vẻ, chờ về hưu trong Đảng ta.
Nghe nói, trong các kế hoạch lật đồng chí Tấn Dũng, đồng chí Tấn Sang đoàn kết chặt chẽ với đồng chí Phú Trọng. Cũng dễ hiểu, vì nếu đồng chí Tấn Dũng bị lật, thì có nhiều khả năng đồng chí Tấn Sang thay đồng chí Tấn Dũng làm Thủ tướng được.
Nhưng nay đồng chí Tấn Dũng không bị lật, và có vẻ vẫn vững vàng lắm, nên đồng chí Tấn Sang buồn lòng không ít.
Và bây giờ, sắp chuẩn bị vào Đại hội Đảng 12, năm 2016, nghe nói đồng chí Tấn Sang đang ráo riết làm các cuộc vận động để đồng chí làm Tổng Bí thư, kiêm Chủ tịch nước, chức vụ như Tổng thống của các nước.
Nhưng có lẽ các bước vận động, chuẩn bị của đồng chí Tấn Sang cũng sẽ chỉ công cốc mà thôi. Bởi vì đồng chí Tấn Sang không phải là người xuất sắc gì trong Đảng ta.
Đống chí Nguyễn Tấn Dũng.
Đồng chí Tấn Dũng là người có nhiều tai tiếng trong Đảng ta nhất. Cũng dễ hiểu, vì ở vị trí Thủ tướng, là người làm nhiều việc nhất trong 16 vị Ủy viên Bộ Chính trị. Mà làm nhiều thì sai nhiều. Làm ít thì sai ít.
Thủ tướng sai nhiều thì không có gì đáng ngạc nhiên.
Trong Đảng ta, đồng chí Tấn Dũng có khá nhiều uy tín, vì vị trí Thủ tướng có nhiều bổng lộc. Trong Công an, Quân đội, đồng chí Tấn Dũng cũng có nhiều uy tín, vì đồng chí có quyền ký quyết định phong hàm đến chức Trung tướng. Mà từ Trung tướng trở xuống mới nhiều chứ, còn từ Thượng tướng, Đại tướng, là thuộc quyền hạn của Chủ tịch nước ký, thì chỉ có vài vị thôi.
Lý do mà đồng chí Tấn Dũng không bị gạt tại Hội nghị Trung ương Đảng, lẫn Kỳ họp Quốc hội, là chỉ bởi vì người giàu trong Đảng ta bây giờ rất nhiều.
Gạt đồng chí ra, thì môi trường làm ăn béo bở cho người có quyền lực có thể sẽ bị bất lợi, nên người ta ủng hộ đồng chí Tấn Dũng, chứ chẳng phải quí mến gì đồng chí Tấn Dũng.
Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Tấn Dũng hiện nay, chưa bao giờ các quan chức trong Đảng ta lại kiếm ăn được nhiều như hiện nay. 175 vị Ủy viên Trung ương không bỏ phiếu kỷ luật đồng chí tấn Dũng, là vị trong số họ, phần lớn đều giàu có.
Trong nhân dân, đồng đồng chí Tấn Dũng bị ghét nhiều nhất, vì người ta nhìn thấy đồng chí rất giàu, con gái Thanh Phượng làm giám đốc công ty, quản lý quỹ đầu tư mấy trăm triệu đô-la. Và tệ tham nhũng thì cứ hoành hành ngày càng trắng trợn. Công an thì ngày càng mất uy tín trong nhân dân, mà cứ thấy đồng chí Tấn Dũng ký phong hàm Thiếu tướng, Trung tướng ầm ầm.
Cho nên đồng chí Tấn Dũng bị nhân dân ghét nhất, trong 16 vị Ủy viên Bộ chính trị.
Nhưng nhân dân ta không bầu ra Thủ tướng. Thủ tướng do Đảng ta chọn. Nên vị trí của đồng chí Tấn Dũng chắc chắn vẫn còn vững chác lắm.
Đó là chưa biết chừng, đến Đại hội 12, năm 2016, có thể đồng chí Tấn Dũng sẽ làm Tổng bí thư, kiêm Chủ tịch nước. Nếu thế, thì có thể đồng chí Nguyễn Đức Đam, Phó thủ tướng mới được bầu, sẽ làm Thủ tướng, để cân bằng miền, vùng. Và Bộ trưởng Quốc phòng sẽ là Nguyễn Chí Vịnh.
Nghe nói đồng chí Phú Trọng đã nói bóng gió việc giới thiệu đồng chí Phạm Quang Nghị, Bí thư Hà Nội, làm Tổng Bí thư vào Đại hội 12.
Nhưng với 2 sự kiện Hội nghị Trung ương không nghe theo ý kiến chỉ đạo của Bộ chính trị như nói trên (không kỷ luật đồng chí Tấn Dũng, không bầu đồng chí Bá Thanh vào Bộ Chính trị), thì rất có thể dự kiến của đồng chí Phú Trọng cũng sẽ thất bại.
Về các vị Ủy viên Bộ Chính trị khác, thì không có gì đáng nói. Họ chỉ là con tốt trên bàn cờ. Có thể đáng kể một chút, là đồng chí Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, cùng sinh năm 1949, cùng tuổi đồng chí Tấn Dũng và Tấn Sang. Nghe nói trước Đại hội 11 năm 2011, đã từng có dự kiến đồng chí Phùng Quang Thanh làm Tổng bí thư. Nhưng có thể nói, đồng chí Quang Thanh cũng không phải xuất sắc gì. Nhìn ảnh thì biết, trông có vẻ một lão nông đầy đủ, béo bóng mượt.
Kết luận lại, trong Bộ Chính trị của ta hiện nay, không có vị nào có uy tín tuyệt đối.
Và đó là điềm báo cho những sự thay đổi lớn trong Đảng ta, sắp tới///.

Category:

1 comment: