Dành cho quảng cáo
liên hệ: groupviet@gmail.com

Ai sẽ làm Tổng bí thư vào Đại hội 12, năm 2016?

Admin | 10:24 AM | 28 comments

*Hùng Vương (nghivenuocviet.com)
Còn hơn 2 năm nữa, sẽ đến Đại hội Đảng lần thứ 12, cuối năm 2016. Những  người quan tấm đến chính trị sẽ quan tâm đến câu hỏi “Ai sẽ làm Tổng bí thư Đảng ta vào Đại hội Đảng 12?”.
Những ai không quan tâm đến chính trị, hoặc quá chán nản với thời cuộc, thì sẽ buông xuôi một tiếng thở dài, “Thôi kệ, ai làm cũng được. Mình có quan tâm, thì cũng thế. Không quan tâm thì cũng thế. Đâu có thay đổi được gì.”
Thế nhưng thật ra, cả người quan tâm, lẫn người không quan tâm đến chính trị, thì nếu có cơ hội, cũng muốn biết vị lãnh đạo cao nhất của đất nước sẽ là ai.
Bộ Chính trị, họ là ai?
Hiện nay, Bộ chính trị của Đảng ta có 16 vị Ủy viên Bộ Chính trị. Theo cách bố trí của Đảng Cộng sản của các nước, thì Ủy viên Bộ Chính trị có quyền lực to nhất, chứ các Bộ trưởng không to, trừ 2 ông Bộ trưởng bộ có vũ trang, là ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, và ông Bộ trưởng Bộ Công an.
Ở nước Mỹ, dưới Tổng thống, có 3 vị Bộ trưởng quyền lực to nhất là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng-mà người Mỹ gọi là Thư ký Quốc phòng (Secretary of Defence), và ông / bà Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Secretary of State-Thư ký Nhà nước). Và thứ ba là Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Không có nước dân chủ nào đặt Bộ trưởng Bộ Công an là vị Bộ trưởng có quyền lực to cả.
Ở Mỹ, Giám đốc cảnh sát địa phương đều thuộc quyền điều hành của địa phương. Cơ quan cảnh sát của Chính phủ Mỹ chỉ là Cục Điều tra Liên bang, trực thuộc Bộ Tư pháp Mỹ.
Ở nước Nhật, tổ chức Công an-Cảnh sát cũng chỉ được gọi là Cục Cảnh sát Quốc gia, và trực thuộc Ủy ban An toàn Công cộng.
Thế cho nên, khi Đảng ta cố bảo vệ cho thành tích Nhân quyền, mỗi khi bị Mỹ và các Tổ chức Nhân quyền thế giới phê phán, thì Đảng ta đều không đả động gì đến cái tính chất “Nhà nước cảnh sát” của Đảng ta, là ông Bộ trưởng Bộ Công an luôn là Ủy viên Bộ Chính trị.
Hãy xem, trong Bộ Chính trị của ta, họ là ai.
1-Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nắm công tác Đảng. Đảng ta có một cách nói rất hay, rất dân chủ, là “Đảng không làm thay Chính quyền”. Nghe tưởng là hay, nhưng thật ra là rất là ngu. Vì sao ngu? Vì công việc quan trọng nhất của tất cả các Đảng cầm quyền trên thế giới, là công việc chính quyền, là việc quản lý đất nước. Nếu Đảng cầm quyền mà không làm việc Chính quyền, chỉ làm việc Đảng, thì Đảng đó chỉ là Đảng trên mây, trên gió. Thế cho nên đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ là người lãnh đạo đất nước “trên mây, trên gió”.
Đến các Bí thư ở các địa phương cũng thế. Mặc dù là người có quyền lực to nhất địa phương, nhưng các ông Bí thư địa phương lại không nắm quyền cụ thể gì cả. Quyền lực cụ thể là của các ông Chủ tịch. Nên các Bí thư địa phương cũng là những ông lãnh đạo “trên mây, trên gió”. Cách lãnh đạo này không giống bất kỳ nước nào trên thế giới, cũng không giống ông cha ta ngày xưa.
Ông cha ta ngày xưa, ở các địa phương chỉ có các ông Tri Huyện, Tri Phủ, Tri Châu,,,chứ không có 2 ông Bí thư, Chủ tịch hay cãi nhau như bây giờ.
2-Ông Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang, chủ yếu tiếp khách quốc tế, nhận Quốc thư, ký Công bố Luật, ký thăng hàm Thượng tướng, Đại tướng. Vì công việc của ông Chủ Tịch nước cũng nhàn, nên ông hay đi thăm thú chỗ này chỗ kia, phát biểu này nọ đôi khi chẳng ăn nhặp gì với tình hình đất nước.
3-Ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nhiệm vụ chủ yếu là điều hành các Kỳ họp Quốc hội, làm luật, biểu quyết thông qua các quyết định mà Đảng đã quyết định rồi. Thế cho nên nếu các Đại biểu Quốc hội được dân ta gọi là Nghị gật, thì ông Chủ tịch Quốc hội được gọi là Đại Nghị gật.
4-Hai bà Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, và Nguyễn Thị Kim Ngân. Làm sao mà có tới 2 vị Phó Chủ tịch Quốc hội vào Bộ Chính trị? 2 bà Phó Chủ tịch Quốc hội giúp việc cho ông Đại Nghị gật Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, nên 2 bà cũng là hai bà Đại Nghị gật.
5-Một ông Lê Hồng Anh làm công tác Thường trực Ban Bí thư, giúp việc cho ông Tổng Bí thư, nên cũng chỉ làm công tác Đảng, ký các Thông tri của Ban Bí thư gửi các địa phương.
6-Hai ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng  Phùng Quang Thanh, và Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, mở mắt ra là chỉ nhìn thấy xe tăng, đại bác, biển đảo, hoặc nhìn thấy mấy thằng ăn cắp, nên tình hình chung của đất nước, các ông chẳng nắm được mấy. Cái ông Bộ trưởng Bộ Công an đó, chỉ có mỗi việc xử lý cho nghiêm mấy thằng cảnh sát giao thông làm tiền dân, mà không làm được. Còn ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thì cứ để ngư dân của ta bị Trung Quốc bắt bớ, giam cầm, cướp đoạt tài sản, cấm đánh bắt cá, mà chẳng làm gì được, mặc dù đã mua bao nhiêu tỷ đôla vũ khí hiện đại.
7-Hai ông Bí thư Hà Nội, Phạm Quang Nghị, và Bí thư Sài Gòn, Lê Thanh Hải, cũng chỉ nắm công tác Đảng ở 2 địa phương. Thỉnh thoảng, cũng thấy hai ông Bí thư này hò hét, chửi bới mấy thằng tham nhũng, chỉ bởi vì 2 ông mặc dù nắm quyền to nhất ở địa phương, mà lại không được ăn như mấy thằng cấp dưới có quyền.
8-Ba ông Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, Trưởng ban Kiểm tra Ngô Văn Dụ, và Trưởng ban Tuyên huấn Đinh Thế Huynh, cũng làm công tác Đảng là chủ yếu. Có quyền to, nhưng không trực tiếp liên quan đến người dân, đến tiền bạc, đến công ty này khác.
9-Một ông Chủ tịch Mặt trận Nguyễn Thiện Nhân, chỉ làm công tác đoàn thể.
10-Người duy nhất trong Bộ Chính trị của Đảng ta nắm khá rõ tình hình đất nước, là ông Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng. Nhưng ông Thủ tướng chỉ là thiểu số, chỉ là một trong 16 vị Ủy viên Bộ Chính trị, có phiếu ngang nhau.
Thế cho nên, có thể nói, Bộ Chính trị của Đảng ta là Bộ “trên mây, trên gió”.
Sự vô tác dụng của Bộ Chính trị
Có thể nói, Bộ Chính trị của Đảng ta là Bộ vô tích sự nhất, chỉ có phá.
Nói thế có vẻ vô lý, vì Đảng ta đã lãnh đạo dân ta chiến thắng nào người Pháp, nào người Mỹ, nào biên giới phía Nam, nào biên giới phía Bắc, nào thành công Đổi mới,,,.
Công lao Đảng lừng lẫy như thế, mà nói Bộ Chính trị là Vô Tích Sự, thì quả là vô lý.
Thật ra các công lao đó là của nhân dân Việt Nam, và của một số tướng lĩnh tài giỏi, không nằm trong Bộ Chính trị.
Trong Kháng chiến chống Pháp, công lao lớn nhất của Bộ Chính trị, là Cải cách Ruộng đất, thì là thất bại thảm hại, sai lầm khủng khiếp, giết oan biết bao nhiêu người.
Thành tích lớn nhất trong Kháng chiến 9 năm chống Pháp, là thuộc về toàn thể quân đội, chiến sĩ ta, như Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo, Trừ Văn Thố lấy thân mình lấp lỗ châu mai,,,,và công lao rất to lớn là ở sự chỉ huy tài giỏi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong Kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước, công lao lớn nhất cũng thuộc về chiến sĩ, nhân dân ta anh hùng, thuộc về các vị tướng tài giỏi như Hoàng Minh Thảo, Nguyễn Hữu An, Hoàng Đan, Lê Trọng Tấn,,,.
Trong Kháng chiến chống Mỹ, Bộ Chính trị của Đảng ta chỉ đạo 3 đợt Tổng tấn công, là Tổng tấn công Xuân Mậu thân 1968, Tổng tấn công mùa hè năm 1972, và Tổng tấn công mùa xuân 1975.
Hai cuộc Tổng tấn công 1968 và 1972 đều thất bại thảm hại về mặt quân sự. Nhưng rất may người Mỹ rất hèn nhát, vội vàng ký Hiệp định Pari và rút chạy, nên ta tự nhiên thắng lợi về mặt chính trị.
Cuộc Tổng tấn công mùa xuân năm 1975, công lao lớn nhất lại thuộc về Bộ Tổng Hành dinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và đã thắng lợi. Nếu cuộc Tổng tấn công này lại cũng do Tập đoàn Lê Duẩn-Lê Đức Thọ chỉ huy, thì cólẽ cũng lại thất bại thảm hại.
Cũng nên nhớ, là trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ, từ 1960, đến 1974, tập đoàn Lê Duẩn-Lê Đức Thọ không phong tướng cho bất kỳ ai, vì sợ các tướng ở tiền tuyến đánh nhau nổi tiếng quá, uy tín sẽ lấn át Bộ Chính trị vô dụng ở hậu phương. Những vị tướng nào được Cụ Hồ phong từ chiến tranh chống Pháp, thì cứ thế giữ nguyên chức vụ đến năm 1974, mới có đợt phong tướng nhỏ giọt đầu tiên.
Nên cái Bộ chính trị của Lê Duẩn ở hậu phương chỉ có phá, chỉ có ngăn cản người tài, chứ không có tác dụng tích cực gì cho cuộc chiến tranh. Tập đoàn Lê Duẩn-Lê Đức Thọ còn cho phân tán bớt quyền lực của đại tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp trong việc chỉ đạo chiến tranh, bằng cách dùng Tập thể Quân ủy Trung ương gồm 9 người, và đại tướng Giáp tự nhiên chỉ còn 1 phiếu trong Tập thể này.
Đến cuộc Chiến tranh biên giới Tây Nam với bọn Polpot, thì công lao cũng thuộc về quân đội, chiến sĩ ta. Có thể nói, quân đội Polpot không phải là đối thủ đáng kể của ta, nên Bộ Chính trị cũng không có việc gì nhiều để làm. Khi Bộ Chính trị dúng tay vào chiến tranh này, thì lại mắc sai lầm nghiêm trọng, là bắt oan, tra tấn, giết oan nhiều cán bộ tốt của bạn Campuchia, trong vụ Xiêm Riệp nổi tiếng.
Đến cuộc Chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, thì Bộ Chính trị của Lê Duẩn lại một lần nữa chứng minh sự vô cùng vô dụng của mình, vì Bộ Chính trị không hề đoán được là Trung Quốc sẽ tấn công vào nước ta để cứu Polpot. Toàn bộ quân đội của ta đưa vào Campuchia, chỉ để lại 3 Sư đoàn để bảo vệ Hà Nội và biên giới.
Lại một lần nữa chứng minh sự dũng cảm, mưu trí của dân ta, đã anh dũng tự tổ chức chống Tàu, mà không cần có sự chỉ đạo nào của Bộ Chính trị.
Và một nguyên nhân khác nữa, là quân Tàu khi đó quá kém cỏi, không biết đánh nhau. Nên 60 Sư đoàn của Tàu không thể tiến về Hà Nội, tàn phá Hà Nội trước khi rút về nước như kế hoạch ban đầu.
Thế nhưng bây giờ, công lao chống Tàu lại thuộc về Bộ Chính trị tài giỏi của ta.
Về kinh tế, Bộ Chính trị chỉ đạo đổi tiền 2 lần sau năm 1975, và chỉ đạo Giá-Lương-Tiền năm 1985 đều thất bại thảm hại. Lạm phát năm 1985-1986 lên tới trên 700% năm, chưa có nước nào trên thế giới có lạm phát phi mã tới mức như thế.
Quá hoảng sợ trước sự phẫn nộ của nhân dân, nên Bộ Chính rị đành thả nổi thị trường, để cho mọi người tự do kinh doanh, Bộ Chính trị không dính vào nữa. Đột nhiên phép mầu hiện ra, kinh tế phát triển, nước ngoài đầu tư vào, đời sống nhân dân được cải thiện.
Khôi hài nhất là nông nghiệp.
Sau năm 1954, Bộ Chính trị của Đảng ta quyết định nông dân phải vào Hợp tác hóa. Kết quả là cả nước đói, mỗi năm phải nhập khẩu khoảng hơn 1 triệu tấn lương thực. Thế mà cả nước vẫn phải ăn hạt bo bo, ăn vào-ỉa ra giống nhau, vì dạ dày không tiêu hóa được hạt bo bo.
Năm 1988, Bộ Chính trị ra quyết định “cởi trói” cho nông dân, Bộ Chính trị không lo được mặt trận nông nghiệp nữa, thôi, nông dân hãy tự lo.
Thế là phép màu lại hiện ra. Nông dân được cởi trói, tự làm ăn, chỉ 1 năm sau, nước ta có đủ lương thực xuất khẩu. Từ đó đến nay, năm nào cũng xuất khẩu gạo được.
Thế là, bao nhiêu công lao của ‘Đổi mới” đều thuộc về Đảng ta, thuộc về Bộ Chính trị.
Một ví dụ điển hình nữa của sự vô tích sự-phá hoại của Bộ Chính trị, là trường hợp ông Đỗ Mười. Khi ông Đoàn Duy Thành, Phó Thủ tướng, hỏi ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng, về ông Đỗ Mười-khi đó Đỗ Mười cũng là Phó Thủ tướng. Ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng im lặng một lát, rồi trả lời “Chỉ có phá”.
Cái ông Đỗ Mười “chỉ có phá” đó, đã chỉ đạo cuộc Cải tạo Công thương nghiệp-Tư bản tư doanh ở Sài Gòn năm 1977. Chỉ sau vài tháng cải tạo, ông Đỗ Mười đã phá tan hoang nền kinh thế thị trường của miền Nam sau 21 năm xây dựng, do Mỹ và thế giới Tư bản tự do giúp đỡ.
Thế nhưng cái ông Đỗ Mười “chỉ có phá đó”, sau đó đã làm Thủ tướng, và làm Tổng bí thư, và còn thêm mấy năm làm Cố vấn.
Những ví dụ về “sự phá hoại” của Bộ Chính trị và của Đảng ta còn nhiều lắm. Nó cũng giống như Chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa cộng sản, và cái Học thuyết vĩ đại của 3 ông Râu Rậm Mac-Enghel-Lênin, cái chủ nghĩa đó, cái học thuyết đó “chỉ có phá”, thế mà nó vẫn tồn tại, vẫn được tôn thờ.
Vì sao?
Vì nó ít nhất, đã thực hiện dược một nguyên lý cơ bản của sự cầm quyền, đó là, “độc tài”.
Vì Đảng thực hiện học thuyết đó, cũng là thực hiện Chủ nghĩa độc tài, không cho phép bất cứ một Đảng nào tranh quyền với nó, nên nó có quyền lực rất mạnh, nó sẽ đàn áp thẳng tay, không thương tiếc bất cứ ý kiến chống đối nào.
Bản thân học thuyết Cộng sản chủ trương giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng. Nên hầu hết những kẻ tham gia Đảng Cộng sản đều là những kẻ thích tàn bạo, thích giết chóc, thích đập phá. Ví dụ như ông Đỗ Mười vốn xuất thân là anh hoạn lợn. Ông ta thích dùng dao cắt ngay của quí của con lợn. Nên khi gặp chủ nghĩa cộng sản, chủ trương bạo lực, ông ta hưởng ứng ngay. Ông ta vứt con dao hoạn lợn đi, thì ông ta lại cầm ngay con dao cách mạng để tiêu diệt mọi “kẻ thù giai cấp”.
Còn những bậc trí thức, có học, như Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng,,,thì đầu tiên chưa hiểu hết tính chất tàn bạo của Chủ nghĩa cộng sản, chỉ nghĩ đơn giản là Đảng Cộng sản chủ trương “người cày có ruộng”, “cướp của bọn bóc lột chia cho người nghèo”,,,.Thế nhưng cuối cùng thì kết quả của “người cày có ruộng”, là “cải cách ruộng đất”, là cướp của người giàu, là những người có cảm tình với cách mạng, giúp đỡ cách mạng, và là những người có khả năng kinh doanh, chăm chỉ, thông minh, tiết kiệm, tích cóp, không đánh bạc, không lười biếng, nhờ thế mà giàu có,,,.Sau đó, là Cải tạo công thương nghiệp, là đánh vào những người có khả năng kinh doanh trong công thương nghiệp.
Ông Bill Gate ở Mỹ rất may mắn không sống ở Việt Nam. Nếu ông sống ở Việt Nam, ông sẽ bị tước đoạt hết tài sản, sẽ bị cái dao hoạn lợn của ông Đỗ Mười hoạn ngay. Ông sẽ chẳng thể nào trở thành một tỷ phú được ngưỡng mộ nhất thế giới.
Thế đấy.
Cái Bộ Chính trị vô tích sự ấy, vừa trên mây trên gió, vừa “chỉ có phá” ấy đến nay vẫn tiếp tục lãnh đạo dân ta, và lại sắp bầu ra một ông Tổng bí thư mới “chỉ có phá” nữa.
Tổng Bí thư sắp tới sẽ là ai?
Thông lệ của Đảng ta là Tổng Bí thư phải là Ủy viên Bộ Chính trị cũ từ khóa trước, không thể có ai vừa vào Bộ Chính trị, mà được làm Tổng Bí thư ngay, trừ trường hợp ông Nguyễn Văn Linh, năm 1986. Thật ra, ông Nguyễn Văn Linh khi đó, đã từng là Ủy viên Bộ Chính trị rồi. Năm 1982, ông Linh bị ra khỏi Bộ Chính trị vì có tinh thần đổi mới một chút. Nên năm 1986, Lê Duẩn chết, ông Linh được đưa lại vào Bộ Chính trị, và làm Tổng bí thư ngay, để đổi mới. Nhưng thật ra, ông Linh chỉ đổi mới một chút, còn lại, ông cũng “chỉ có phá” như ông Đỗ Mười. Khi ông Trần Xuân Bách, Ủy viên Bộ Chính trị, muốn đổi mới cả chính trị, thì ông Linh chỉ đạo kỷ luật ông Bách, cách chức tuốt tuồn tuột, cho ông Bách về vườn, bị giam lỏng cho đến khi chết.
Trong Bộ Chính trị hiện nay, có 5 ông sinh năm 1949, là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, và Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị.
5 người sinh năm 1953, 1954, là ông Chủ tịch mặt trận Nguyễn Thiện Nhân, ông nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân Đinh Thế Huynh, ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng, và 2 bà Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân.
Tổng Bí thư không thể nằm trong 5 người sinh năm 1953, 1954 này được, vì uy tín chẳng có gì, quyền lực cũng không.
Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh năm 1944, nhiều tuổi nhất, chắc chắn sẽ nghỉ hưu. Nếu không nghỉ, thì cũng chẳng ai bầu cho ông làm Tổng Bí thư khóa nữa. Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1946, ông Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương sinh năm 1947, ông Ngô Văn Dụ, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương, sinh năm 1947, đều nhiều tuổi, cũng phải nghỉ hưu.
Bởi vậy, có khả năng nhiều là chức Tổng Bí thư sẽ nằm trong 5 ông sinh năm 1949.
Trong 5 ông sinh năm 1949 này, thì mạnh nhất có lẽ là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì ông Dũng vừa là Ủy viên Bộ Chính trị lâu năm nhất trong các Ủy viên Bộ Chính trị hiện nay, vừa là Thủ tướng, có quyền lực mạnh nhất, lại cũng có nhiều tiền nhất. Ông Dũng cũng vừa thoát hiểm trong Hội nghị Trung ương đầu năm 2013,  khi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, liên kết với ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang định dùng Hội nghị Trung ương để loại ông Dũng ra khỏi Bộ Chính trị. Nhưng Hội nghị Trung ương không bỏ phiếu loại ông Dũng.
Đến Kỳ họp Quốc hội tháng 6 năm 2013, ông Trọng , ông Sang, ông Sinh Hùng định dùng Quốc hội, bỏ phiếu tín nhiệm để đánh ông Dũng, thì lại thất bại nữa.
Kết quả, ông Thủ tướng Dũng vẫn vững vàng. Và bây giờ, ông Dũng càng vững vàng.
Tháng 6 năm 2913, ông Dũng thóat hiểm trong vụ bỏ phiếu tín nhiệm hiểm hóc mà ông Trọng, ông Sang, ông Sinh Hùng giăng ra, định cất vó ông Dũng. 3 ông cất vó thua một con cá lớn là ông Dũng.
Có thể nói, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang mạnh hơn bao giờ hết.
Cuối năm 2013, ông Dũng đi thêm một nước cờ mạnh, rất ngoạn mục, là giới thiệu ông Bộ trưởng Chủ Nhiệm Văn phòng Chính phủ trẻ Nguyễn Đức Đam, sinh năm 1963, vào chức Phó Thủ tướng. Và để cho dư luận khỏi hiểu lầm rằng ông Dũng quá ưu ái ông Đam, nên ông Dũng giới thiệu thêm ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, vào chức Phó Thủ tướng.
Hồi năm 2006, khi ông Dũng mới nhậm chức Thủ tướng, ông đã giới thiệu ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân vào chức Phó Thủ tướng. Khi đó, có dư luận cho rằng ông Dũng muốn chuẩn bị cho ông Thiện Nhân là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, thay ông Nguyễn Dy Niên. Thế nhưng ông Dũng thất bại, vì ông Phạm Gia Khiêm, một người ù lì, ba phải, được cử làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Thế nhưng ông Tấn Dũng o bế ông Thiện Nhân ghê gớm lắm. Ông Nhân làm Phó Thủ tướng, phụ trách khối văn xã, nhưng ông Dũng cử ông Thiện Nhân di dự Hội nghị Kinh tế Davos. Còn ông Phó Thủ tướng Sinh Hùng phụ trách kinh tế, thì ông Dũng không cho đi. Năm 2009, ông Dũng lại cố giới thiệu ông Nhân vào Bộ Chính trị, nhưng thất bại. Khi đó, ông Tô Huy Rứa vào được Bộ Chính trị.
Ông Thiện Nhân mất uy tín, vì ông lãnh đạo Bộ Giáo dục, mà chẳng làm gì được. Cuối cùng, khi ông Huỳnh Đảm ở Mặt trận Tổ quốc nghỉ hưu, thì ông Dũng đành chia tay ông Nhân, bố trí cho ông sang Mặt trận Tổ quốc, một chân đệm trước khi nghỉ hưu. Thế nhưng ông Nhân “mèo mù vớ cá rán”. Tại Hội nghị Trung ương 7, tháng 5 năm 2013, ông Nhân không hề có trong dự kiến vào Bộ Chính trị, vì Chủ tịch Mặt trận chưa bao giờ là Ủy viên Bộ Chính trị. Ông Phạm Thế Duyệt đã từng làm Chủ tịch Mặt trận, nhưng khi ông đã thôi Bộ Chính trị. Nhưng khi đó, ông Tổng Bí thư Phú Trọng giới thiệu ông Bá Thanh vào Bộ Chính trị, mà ông Thanh rớt. Nên ông Nhân được trám vào thay thế. Chức Chủ tịch Mặt trận là chức ba phải, chẳng động chạm đến ai, nên người ta bầu cho ông Nhân. Nếu ông Nhân được bố trí vào Bộ Chính trị, để thay thế ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hay để làm Bộ trưởng Ngoại giao,,,thì chắc là ông Nhân sẽ trượt Bộ Chính trị.
Ông Tấn Dũng bị bài học đau đớn về thất bại trong dự kiến ông Thiện Nhân. Nên nay, ông Dũng thận trọng hơn. Ông Dũng dám chọn ông Bình Minh, và ông Đức Đam làm Phó Thủ tướng, mà không có sự nhất trí trong Bộ Chính trị. Và cả hai đều người miền Bắc.
Có thể nói, ông Dũng rất có bản lĩnh.
Có lẽ ông Dũng đã dần dần nhận ra rằng ông không cần dựa vào “Bộ Chính trị vô tác dụng-chỉ có phá” ấy nữa. Ông cần dựa vào số đông, tức là tập thể Ban chấp hành Trung ương Đảng, và Quốc hội. Cả hai lần Bộ Chính trị đánh ông, đều thất bại, cho thấy Bộ Chính trị bây giờ ốm yếu như thế nào.
Người khác có khả năng làm Tổng Bí thư, là ông Phạm Quang Nghị, đồng hương Thanh Hóa với ông Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Nhưng có thể nói, với kết quả bỏ phiếu bướng bỉnh của Hội nghị Trung ương Đảng hồi đầu năm 2013, không bỏ phiếu kỷ luật ông Dũng, cho thấy các Ủy viên Trung ương Đảng đang có sự phân hóa sâu sắc, và sẽ không còn ngoan ngoãn nghe theo sự xắp xếp của mấy ông Tổng Bí thư “chỉ có phá”.
Người khác có khả năng cạnh tranh chức Tổng Bí thư, nghe nói là ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Nhưng ông Tấn Sang, cũng giống như ông Quang Nghị, uy tín không cao. Và ông Tấn Sang càng bắng nhắng chạy đi chạy lại, gây ảnh hưởng để làm Tổng Bí thư, ông càng mất điểm. Ông Tấn Sang cần phải hiểu rằng, thời của ông đã hết rồi.
Ông Tô Huy Rứa, ông Phùng Quang Thanh, và ông Lê Hồng Anh thế nào? Ông Quang Thanh, và ông Hồng Anh đều không chống ông Dũng, vì hai ông này cũng hiền lành, và hiểu là thời của hai ông cũng đã hết. Chỉ còn ông Tô Huy Rứa, tay chân của ông Lê Khả Phiêu. Nhưng chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương của ông Huy Rứa cũng đã không còn quyền lực như xưa. Ông Dũng đã giới thiệu ông Bình Minh, Đức Đam làm Phó Thủ tướng, mà không cần qua ông Huy Rứa.
Ông Tấn Dũng là người dám làm. Làm nhiều thì sai nhiều. Tất nhiên. Chỉ có người không làm, thì mới không sai.
Và khi sai, ông cố gắng sửa chữa.
Nếu ông Tấn Dũng làm Tổng Bí thư, rất có thể ông Đức Đam sẽ làm Thủ tướng, và ông Xuân Phúc sẽ làm Chủ tịch nước, hoặc Chủ tịch Quốc hội, hoặc Thường trực Ban bí thư. Chủ tịch Quốc hội có thể sẽ là bà Kim Ngân, hoặc Tòng Thị Phóng.
Tư duy của Đảng ta năm 2016 sẽ rất khác với năm 2006, khi ông Dũng mới làm Thủ tướng.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2006 vẫn là con rối của Bộ Chính trị, Bộ Chính trị bảo gì, thì Ủy viên Trung ương làm nấy. Nhưng Trung ương Đảng năm 2016 sẽ có bản lĩnh riêng, mà Bộ Chính trị không dễ gì sai khiến được.
Đó là điềm báo cho những thay đổi lớn của đất nước.
Sự thay đổi đó sẽ là lấy Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Chủ nghĩa Mác-Lênin sẽ là thứ yếu. Sẽ lấy lại tên Đảng Lao động Việt Nam, và lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sẽ gộp 2 chức vụ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước làm một,,,.
Một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới sẽ ra đời, hùng mạnh, và thịnh vượng, xứng đáng là một nước Việt Nam có hơn 4000 năm văn hiến, không để cho nhục nhã, đói nghèo, ngu xuẩn kéo dài mãi.
Chúng ta đều có quyền hi vọng như vậy.///

Category:

28 comments:

  1. Toàn ăn nói lăng nhăng. Tư duy quá kém. Hiếu biết rất ít. Nhận định sự việc và đánh giá con người không khách quan, phiến diện. Cần phải học lại từ lớp 6.

    ReplyDelete
    Replies
    1. thế bạn có ý hay gì .......nói cho mọi người nghe thử

      Delete
  2. Thằng Dũng mà làm Tổng Bí Thử Hả thì mầy đi ăn xin là chắc.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chính xác . .....Chỉ được vài bài phét lác còn chẳng làm được bất cứ việc gì cho dù là đơn giản nhất.

      Delete
  3. ung ho tong thong nguyen tan dung. tong thong muon nam. viet nam muon nam!

    ReplyDelete
  4. Tôi hy vọng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là Tổng bí thư đảng CSVN khóa 12, cầu mong ông sẽ làm được như ông Ensil ở nước Nga . Đó là thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam, đưa VN hòa nhập với thế giới. Làm cho dân giàu nước mạnh dân chủ văn minh.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Lao "Ansil" o Nga ma may nguoi ton vinh cai noi gi..pha hoai nuoc Nga thi co. May nguoi tu duy va noi nang nhu phuong cho bua. Hai qua

      Delete
    2. Đại hội đoàn két chắc sẽ chọn ra được người tài

      Delete
  5. Những thằng này mà ngồi những ghế đó thì chúng nó ăn sạch sẽ bán sạch sẽ. Quá buồn cho đất nước tôi...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chú là ai, tên gì, tuổi bi nhiêu nếu công khai anh bầu cho chú.

      Delete
  6. Trong tinh hinh nay thi chi co TT Nguyen Tan Dung la du ban lanh de lam TBT cai cach chinh tri va kinh te de vn thanh mot quoc gia hung cuong. Con neu nhung nguoi khac len thi cung ba phai, lam cho co le het nhiem ky roi xuong. Vn cung chang di den dau. Mot ong TBT co ban linh se dam thay doi duong loi ngoai giao buoc ra khoi cach bong TQ, lien minh voi dong minh chien luoc, hiep uoc thuong mai thai binh duong TPP. Mot co che chinh tri dan chu voi mot nen kinh te tu do se dua vn thanh mot quoc gia hung cuong vuot qua ca TQ. Chi co ong Dung moi lam duoc dieu do

    ReplyDelete
  7. Đinh Thế Huynh là người có thiên thời, địa lợi và nhân hòa sẽ lên làm Tổng Bí thư đợt này.

    Chỉ có như vậy mới hợp đạo trời và chỉ có vậy mới hy vọng Việt Nam ta có tương lai tươi sáng

    ReplyDelete
    Replies
    1. Làm báo ko thể làm kinh tế được .

      Delete
  8. tổng bí thư khóa 12 phải là người miền bắc, đó là một quy luật rồi. Ông Dũng là người miền Nam thì 100% không thể rồi......

    ReplyDelete
  9. ai ngồi nghế TBT không quan trọng mà quan trọng là ở chỗ, ai nắm nhiều quyền lực nhất cái đất nước phong kiến kiểu mới này. Chứ mà Bắc Nam chi ở đây . Ba cái lý luận của mấy anh miền Bắc thì đã vứt vào sọt rác rồi còn gì.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn nói có lý , Nam Bắc bây giờ không lớn hơn 2 chữ "quyền lực " nữa rồi. Bác Dũng đang là vị vua không nhìn thấy ngai đấy thôi.

      Delete
  10. DM các bác đoán mò làm giề hỏi thẳng thằng Tập xem nó chọn chú nào.

    ReplyDelete
  11. Bàn chuyện chính trị của mấy tay kém hiểu biết ngang ếch ngồi đáy giếng

    ReplyDelete
  12. Nếu không có chỉ đạo của Bộ chính trị thì tướng lĩnh ngoài chiến trường có đánh giặc được không!

    ReplyDelete
  13. Chỉ có Nguyễn Tấn Dũng mới đủ bản lĩnh lãnh đạo đất nước, mới làm thay đổi tư duy. Dám làm, làm nhiều và dám sai để sửa!

    ReplyDelete
    Replies
    1. không biết thì đừng có nói linh tinh

      Delete
  14. Cở Nguyễn Cao Kỳ còn nể phục họ nửa, hãy về ăn cơm đi bạn ..., ích ra bạn sẽ thấy cái hây khi làm người!

    ReplyDelete
  15. Cở Nguyễn Cao Kỳ còn nể phục họ nửa, hãy về ăn cơm đi bạn ..., ích ra bạn sẽ thấy cái hây khi làm người!

    ReplyDelete
  16. Bác Trọng sẽ ngồi thêm 1 năm nữa để ổn định tình hình... Trong lúc này sẽ bác í sẽ tìm cách tẩy não Bác Dũng bằng cách chích cho bác Dũng 1 mũi thuốc chuyên dụng... Một năm sau bác Dũng sẽ lên làm TBT bù nhìn... Haizz...

    ReplyDelete
  17. toàn lũ ngu, ăn nói vớ vẩn, định bán nước hả? chung may la bon phan quoc, dang bi xu ban. Dang ta co truyen thong, ban linh, se lanh dao dat nuoc di len. Chung may co com an, ao mac nhu hom nay la nho on Dang day. The ma an noi phan dong. Dung la lu vo on, phan quoc, dang xu ban lam

    ReplyDelete
  18. toàn lũ ngu, ăn nói vớ vẩn, định bán nước hả? chung may la bon phan quoc, dang bi xu ban. Dang ta co truyen thong, ban linh, se lanh dao dat nuoc di len. Chung may co com an, ao mac nhu hom nay la nho on Dang day. The ma an noi phan dong. Dung la lu vo on, phan quoc, dang xu ban lam

    ReplyDelete