Kiến thức cơ bản mở đầu về lập trình PHP
Như bài trước tự học php đã giới thiệu chúng ta đã tìm hiểu PHP là gì? Cái cài đặt cơ bản ban đầu cho PHP. Tiếp bài viết hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn nhưng kiến …
Như bài trước tự học php đã giới thiệu chúng ta đã tìm hiểu PHP là gì? Cái cài đặt cơ bản ban đầu cho PHP. Tiếp bài viết hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn nhưng kiến thức cơ bản mở đầu về lập trình PHP. PHP là một ngôn ngữ lập trình cũng giống như các ngôn ngữ cơ bản khác như HTML cũng có bắt đầu và kết thúc.
Cách 1 : Cú pháp chính:
<?php Mã lệnh PHP ?>
Cách 2: Cú pháp ngắn gọn
<? Mã lệnh PHP ?>
Cách 3: Cú pháp giống với ASP.
<% Mã lệnh PHP %>
Cách 4: Cú pháp bắt đầu bằng script
<script language=php>
…..
</script>
Tất nhiêu có 4 các để chúng ta bắt đầu một PHP nhưng các bạn có thể chọn 1 trong 4 để phù hợp với môi trường các bạn đang làm việc. Còn về phần chủ thích trong ngôn ngữ PHP thì cũng tương tự như các ngôn ngữ khác là cũng dùng các củ pháp như // hay /* ….. */. Đặc biệt các bạn phải chú ý là mỗi khi kết thúc một câu lệnh trong PHP thì chúng ta phải dùng dấu chấm phẩy “;”
Đây là một ví dụ minh họa cơ bản để khỏi đầu cho lập trình PHP.
1 2 3 | <?php// Bắt đầu echo"Câu lệnh được việt ở đây";// Đây là nơi chúng ta viết mã lập trình ?>// Kết thúc |
Để xuất dữ liệu ra trình duyệt chúng ta có những dòng cú pháp sau :
+ Echo “Thông tin”;
+ Printf “Thông tin”;
Thông tin bao gồm : biến, chuỗi, hoặc lệnh HTML ….
1 2 3 4 | <?php echo"Nội dung ở đây";// Dùng echo để xuất printf"Nội dung ở đây"// Dùng printf để xuất ?> |
Nếu bạn muốn nổi hai chuổi lại với nhau thì chúng ta sử dụng dấu chấm “.”
1 2 3 | <?php echo"Tự Học Lập Trình"."PHP Căn Bản"; ?> |
Về khái niệm biến, hằng, chuỗi và các kiểu dữ liệu.
1. Biến trong PHP:
Biến được xem là vùng nhớ dữ liệu tạm thời. Và giá trị có thể thay đổi được. Biến được bắt đầu bằng ký hiệu “$”. Và theo sau chúng là 1 từ, 1 cụm từ nhưng phải viết liền hoặc có gạch dưới.
1 biến được xem là hợp lệ khi nó thỏa các yếu tố :
+ Tên của biến phải bắt đầu bằng dấu gạch dưới và theo sau là các ký tự, số hay dấu gạch dưới.
+ Tên của biến không được phép trùng với các từ khóa của PHP.
Trong PHP để sử dụng 1 biến chúng ta thường phải khai báo trước, tuy nhiên đối với các lập trình viên khi sử dụng họ thường xử lý cùng một lúc các công việc, nghĩa là vừa khái báo vừa gán dữ liệu cho biến.
Bản thân biến cũng có thể gãn cho các kiểu dữ liệu khác. Và tùy theo ý định của người lập trình mong muốn trên chúng.
Một số ví dụ về biến :
1 2 3 4 5 6 | <?php $a=100;// Biến ở đây là a có giá trị là 100 $a="Tự Học PHP";// Biến ở đây là a có giá trị là "Tự Học PHP" a=100;// Nếu bạn khai báo như thế này sẽ bị báo lỗi vì thiếu dấu "$" $100a=100;// Bị lỗi vì biến phải bắt đầu bằng text ?> |
2. Khái niệm về hằng trong PHP:
Nếu biến là cái có thể thay đổi được thì ngược lại hằng là cái chúng ta không thể thay đổi được. Hằng trong PHP được định nghĩa bởi hàm define theo cú pháp: define (string tên_hằng, giá_trị_hằng ).
Cũng giống với biến hằng được xem là hợp lệ thì chúng phải đáp ứng 1 số yếu tố :
+ Hằng không có dấu “$” ở trước tên.
+ Hằng có thể truy cập bất cứ vị trí nào trong mã lệnh
+ Hằng chỉ được phép gán giá trị duy nhất 1 lần.
+ Hằng thường viết bằng chữ in để phân biệt với biến
Ví dụ:
1 2 3 4 | <?php define("A","Xin chào") echo"Giá trị của A là".A; ?> |
3. Khái niệm về chuỗi:
Chuỗi là một nhóm các kỹ tự, số, khoảng trắng, dấu ngắt được đặt trong các dấu nháy.
Ví dụ:
‘Huy’
“welcome to VietNam”
Để tạo 1 biễn chuỗi, chúng ta phải gán giá trị chuỗi cho 1 biến hợp lệ.
Ví dụ:
$fisrt_name= “Nguyen”;
$last_name= ‘Van A’;
Để liên kết 1 chuỗi và 1 biến chúng ta thường sử dụng dấu “.”
1 2 3 4 | <?php $test="Tự Học PHP"; echo"Tôi đang".$test; ?> |
4. Kiểu dữ liệu trong PHP:
Các kiểu dữ liệu khác nhau chiếm các lượng bộ nhớ khác nhau và có thể được xử lý theo cách khác nhau khi chúng được theo tác trong 1 script.
Trong PHP chúng ta có 6 kiểu dữ liệu chính như sau :
Trên đây là các khái niệm cơ bản của ngôn ngữ lập trình PHP. Và tiếp theo nhưng bài sau chúng ta sẽ đi vào nhưng phần cụ thể. Chúc các bạn thành công !
Category: Feat, Lập trình PHP, php căn bản
0 comments