Dành cho quảng cáo
liên hệ: groupviet@gmail.com

Hội nghị TW12: Bí mật và ly khai ở Việt nam

Admin | 4:19 PM | 0 comments

"...Các cuộc tranh luận méo mó giữa phe tư tưởng cộng sản và phe cải cách thường xuyên làm cản trở sự tăng trưởng và bó buộc Việt Nam giữa kế hoạch và thị trường, đã phần lớn kết thúc..."

Ủy ban Trung ương Đảng hiện đang tổ chức Hội nghị lần thứ 12 để lựa chọn lãnh đạo. Sự kiện năm năm sẽ được tổ chức trong quý đầu của năm 2016, sẽ đưa ra ban lãnh đạo mới ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh, và thông qua một nền tảng chính trị mới. Dự thảo Báo cáo Chính trị đã được đưa ra cho công chúng góp ý.


Không chỉ có chia rẽ về ý thức hệ

Ông Carl Thayer trước đã nhận trước đây là đã có một số thay đổi về thủ tục quan trọng vốn sẽ hạn chế các đại biểu quốc hội về việc đề cử thành viên Ủy ban Trung ương, với lựa chọn ứng viên một cách cẩn thận diễn ra bí mật và do Ủy ban Trung ương Đảng, Bộ Chính trị chủ trì.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như đã sẵn sàng để trở thành Tổng Bí thư kế tiếp, mặc dù ông đang gặp giới hạn về tuổi tác; ông ta có sự hỗ trợ của Trung ương Đảng và ông sẽ quay trở lại Hội nghị lần thứ 12 ở một vị trí rất mạnh mẽ với việc thông qua Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương ( TPP ).

Tay chân thân cận của Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có khả năng kế nhiệm ông ta ; bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội được sắp xếp để lãnh đạo các cơ quan lập pháp, mặc dù một số người xem bà ta là một ứng cử viên mạnh mẽ để trở thành Thủ tướng.

Và vì rất nhiều thành viên Bộ Chính trị đương nhiệm sẽ nghỉ hưu do giới hạn độ tuổi và nhiệm kỳ, có thể họ sẽ phải từ bỏ ít nhất một thành viên dự khuyết cho chức Chủ tịch hay Tổng bí thư nếu ông Dũng không nhận được sự đồng ý.

Trong khi những người bảo thủ về ý thức hệ đã không từ bỏ cuộc chiến, họ dường như không thể tập hợp đủ sự đối lập với ông Dũng người cólập trường mạnh mẽ về sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, và đặc biệt là việc đặt các giàn khoan dầu HY981 trên thềm lục địa của Việt Nam vào giữa năm 2014, chương trình cải cách kinh tế, và việc ủng hộ TPP đã tạo nên những thành công trong nội bộ đảng. Thật vậy , Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- một người bảo thủ, tuyên bố ủng hộ TPP và nhiều lần kêu gọi chính phủ Mỹ nhìn nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong chuyến công du chưa từng có tiền lệ của ông đến Hoa Kỳ và cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Obama vào tháng Bảy.

Các cuộc tranh luận méo mó giữa phe tư tưởng cộng sản và phe cải cách thường xuyên làm cản trở sự tăng trưởng và bó buộc Việt Nam giữa kế hoạch và thị trường, đã phần lớn kết thúc.

Tất nhiên sẽ có sự chống lại cải cách, nhưng ngày càng dựa trên việc tìm kiếm các nhóm có thế lực và sự chia rẽ, mà không nhất thiết phải ý thức hệ. Ví dụ, cuộc tấn công mới nhất về Hiệp Định Tự Do Thương Mại của Việt Nam dựa trên việc doanh thu thuế bị mất.

Lãnh đạo với kinh nghiệm về quản lý kinh tế


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) họp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh: US Department of State / Wikimedia commons

Các lãnh đạo được bầu tại Đại hội lần thứ 12 sẽ tiếp tục xu hướng bầu các ứng viên trẻ, được giáo dục tốt hơn và chuyên nghiệp hơn. Một người không thể tham gia Ủy ban Trung ương Đảng vì chỉ đơn thuần là Đảng viên. Nhưng có ba xu hướng khác là những dấu quan trọng cho sự phát triển chính trị của Việt Nam.

Thứ nhất, kinh nghiệm quản lý kinh tế hiện nay là một điều kiện tiên quyết cho các vị trí lãnh đạo cấp cao. Bốn thành viên dự kiến của Bộ Chính trị đã kinh nghiệm kinh tế. Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, là người có thể để được chuẩn bị để cho một vị trí hàng đầu tại Đại hội lần thứ 13 trong năm 2021, có khả năng để trở thành Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của đất nước, mở rộng kinh nghiệm vượt ra ngoài an ninh nội bộ.

Tính chuyên nghiệp: Trung thành với Đảng là cần thiết nhưng chưa đủ.

Thứ hai, chưa bao giờ tính chuyên nghiệp được nhấn mạnh hơn thế. Trung thành với Đảng là cần thiết nhưng chưa đủ.

Trong khi các nhà lãnh đạo không bao gồm các nhà kỹ trị như ở Trung Quốc, thẩm quyền quản lý là cần thiết. Ví dụ, ông Phúc đã nhận được hoan nghênh về việc quản lý kinh tế và kéo nền kinh tế ra khỏi suy thoái.

Thật vậy tỷ lệ tăng trưởng 6.8% hiện tại của Việt Nam là cao nhất trong khu vực. Ông Quang được xem như là một nhà lãnh đạo rất có năng lực và chuyên nghiệp của an ninh nội bộ, người đã giúp đưa ra một số cải cách quan trọng, trong khi duy trì sự kiểm soát chặt chẽ của đảng trong bối cảnh có một sự đột biến trong các nền tảng trực tuyến cho sự bất đồng chính kiến.Nhưng lãnh đạo hàng đầu ngày càng được dự kiến sẽ có nhiều kinh nghiệm quản lý tại các lĩnh vực phức tạp. Ông Nguyễn Thiện Nhân có kinh nghiệm kinh tế bao quát, nhưng đã được trao cho nhiệm vụ lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức do đảng bảo trợ nhằm giám sát tất cả các tổ chức xã hội dân sự. Công việc rất khó khăn là đòi hỏi phải kiểm soát sự nở rộ của các đoàn thể xã hội dân sự Việt Nam, bao gồm tất cả các tôn giáo chính thức, và các hiệp hội. Ông Nhân đã tạo được uy tín khi đã giúp xoa dịu tình trạng bất ổn lao động chưa từng có tiền lệ đã huy hoại đất nước trong tháng Ba và tháng Tư.

Quốc hội hiện nay đã tổ chức hai cuộc bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm (không được lựa chọn phiếu " bất tín nhiệm" ). Trong năm 2014 , bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhận được hầu hết các phiếu "tin cậy cao " (80,4 %) của 50 cán bộ tham gia đánh giá. Ông Phúc cùng ở tình trạng khá tốt khi thu hút được 73% phiếu "tin cậy cao ".

Ông Dũng chỉ được có thể được là ứng viên cho chức Tổng bí thư sau khi ông ta nhận được sự đánh giá ảm đạm trong cuộc bầu cử tín nhiệm năm 2013. Năm đó, ông ta đã nhận được sự đánh giá thấp nhất trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên của Quốc hội, với 32 % phiếu "tin cậy thấp ".

Tuy nhiên, vào năm 2014 , 64% các nhà lập pháp đã tặng cho ông món quà phiếu "tin cậy cao" và chỉ có 14 % phiếu " tin cậy thấp." Một số sự thay đổi đó có thể được thúc đẩy bởi sự e ngại rằng nếu ông ta bị phê bình gay gắt năm thứ hai, phe bảo thủ sẽ được tăng cường sức mạnh và làm cho họ không đủ điều kiện thăng tiến.

Các kết quả của hai kỳ bỏ phiếu tín nhiệm cho thấy đó các rằng các quan chức đang ngày càng được đánh giá dựa trên hiệu quả công việc của họ, mà không phải sự trung thành mù quáng với đảng. Trong khi cuộc bỏ phiếu không phải là một cuộc trưng cầu dân ý, kết quả của cuộc bỏ phiếu được công bố trong thời điểm thực tế và Quốc hội có được tính chính thống phổ biến trong công chúng.

Có một số bằng chứng cho rằng các đại biểu Quốc hội phản ánh nhận thức của quần chúng về hiệu suất các nhà lãnh đạo thông qua các lá phiếu của họ. Lãnh đạo bị công chúng bêu riếu không được phiếu bầu của quốc hội.

Tây học

Thứ ba, trong khi các nhà lãnh đạo Việt đến với quyền lực thông qua một quá trình bí mật và không rõ ràng, không có đầu vào nào công khai, thìnay còn có những thay đổi ngoại lệ. Ứng cử viên cho vị trí hàng đầu lại càng công khai hơn hoặc thậm chí được giáo dục ở phương Tây và trởnên thuyết phục nhiều hơn.

Quan trọng hơn, họ thừa nhận sự cần thiết cho một mức độ hợp pháp phổ biến và đáp ứng tốt hơn. Người Việt không muốn được cai trị bởinhững đảng viên vô danh và họ chỉ được biết đến khi có những sự việc tồi tệ xảy ra ( ví dụ như bộ trưởng bộ y tế hiện nay Nguyễn Thị Kim Tiến), và ngày càng được nổi tiếng trên mạng internet nhờ các vụ tai tiếng (như là trang mạng Chân Dung Quyền Lực).

Nguyễn Bá Thanh, cựu bí thư thành ủy Đà Nẵng vừa qua đời, thiết lập các khuôn mẫu cho các phong cách lãnh đạo mới của Việt Nam. Ông được biết đến với sự thực tế, dám chịu trách nhiệm, và phong cách lãnh đạo có thể tiếp cận. Ông có quan hệ tốt với truyền thông; khi mà hầu hết các nhà lãnh đạo ở Việt Nam thì không như thế. Nhưng trên hết, ông rất bình dị, không tách biệt như hầu hết các lãnh đạo khác.

Một ví dụ của xu hướng này đang nổi lên là Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Mặc dù được coi là quá trẻ và quá gần với ông Dũng để được bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội lần thứ 12, một người Tây học, giỏi và điềm đạm, ông Đam có khả năng lôi cuốn khác thường và nổi tiếng là rất am hiểu truyền thông.

Ông đã nhận được sự quan tâm nhiều của mạng xã hội - đó là cách mà càng nhiều người Việt nam tiếp cận tin tức. Ông Đam có thể sẽ được nhận thêm trách nhiệm và có thể sẽ là một ứng viên nặng ký cho bộ chính trị vào năm 2021, nếu không phải trước đó thì sẽ trong một cuộc lựa chọn giữa kỳ.

Chính trị ở Việt Nam vẫn vừa bí ẩn lại vừa mong muốn sự liên tục. Đảng không khoan dung với sự bất đồng quan điểm và tiếp tục duy trì thể chế độc quyền. Nhưng ngay cả trong những hạn chế, cũng có sự thay đổi phong cách mà sẽ có ảnh hưởng đến bản chất.

Các thế hệ lãnh đạo kế tiếp sẽ ngày càng tăng cường sử dụng phương tiện truyền thông, tăng hiểu biết và nhận thức về nhu cầu được công khai trách nhiệm. Và trong khi vẫn có thời gian để thực hiện thay đổi và có thể dự kiến phe bảo thủ sẽ chống đối, các lựa chọn nhân sự cho đến nayđang xoáy vào cải cách kinh tế sâu sắc và hội nhập với phương Tây.

Có lẽ hơn quan trọng hơn, họ đề nghị các thay đổi quan trọng trong phong cách lãnh đạo, điều sẽ có tác động quan trọng đến sự phát triển chính trị trung hạn của Việt Nam.

Category: , ,

0 comments