Dành cho quảng cáo
liên hệ: groupviet@gmail.com

Vũng Áng thành “lãnh thổ” Trung Quốc?

Admin | 1:48 PM | 0 comments

Vụ cá chết: ‘Chúng tôi không thể vào kiểm tra KCN Vũng Áng’!

Công ty Trách nhiệm hữu hạn G.T Hưng Nghiệp Formosa tính thiếu 53,89 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường so với quy định. Từ cảng Vũng Áng - Sơn Dương theo tuyến hàng hải quốc tế dễ dàng đến các nước Nam Á, Bắc Mỹ, Châu Âu và các nước khác trên thế giới.
Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Áng được vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền – Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT Phạm Khánh Ly cho biết.

Trao đổi với VietNamNet, ông Ly cho biết: “Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Ánh vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn công tác không có thẩm quyền, chức năng kiểm tra tại khu vực này”.
Ông Ly thông tin thêm: “Chúng tôi vào làm việc với Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Hà Tĩnh với tư cách là cơ quan quản lý theo ngạch dọc. KCN Vũng Áng bao gồm nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng và KCN Formosa có yếu tố nước ngoài nên cần thành lập đoàn công tác liên ngành, có chỉ đạo của Thủ tướng thì mới tiến hành kiểm tra được”.
Cũng theo ông Ly, người dân phản ánh với đoàn công tác, nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng hoạt động bình thường, không có biểu hiện gây ô nhiễm hay bất thường.
Dân không được ăn cá chết
Chiều nay, Bộ NN&PTNT gửi công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế về việc xử lý hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ.
Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản Phạm Khánh Ly. Ảnh: Dân Việt
Bộ nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức; khẩn trương tổ chức thu gom cá chết và tiêu hủy theo quy định để hạn chế ô nhiễm môi trường. Tổ chức tuyên truyền để người dân không hoang mang, hướng dẫn phân biệt cá chết bất thường với cá khai thác trên biển và cá nuôi; yêu cầu người dân không thu gom cá chết để tiêu thụ trên thị trường gây ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đồng thời, các tỉnh cần cử cán bộ chuyên môn phối hợp với đoàn công tác của bộ lấy mẫu xác định nguyên nhân. Thống kê tình hình hải sản bị thiệt hại, thu gom xử lý, trong đó có số lượng thủy sản nuôi bị thiệt hại. Chủ động kinh phí để hỗ trợ địa phương xử lý, áp dụng các chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả.
Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản hướng dẫn người nuôi thường xuyên theo dõi các đối tượng nuôi thủy sản để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất lợi của môi trường nuôi; tạm thời ngừng thả giống, không lấy nước vào bè nuôi, ao đầm nuôi ven biển vùng bị thiệt hại trong khi chờ xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt. (VnN)

*     *     *
Hàng chục nghìn người Trung Quốc có "quyền" tự do vào Vũng Áng, nhưng Việt Nam thì không được vào?
Không sàng lọc được chất lượng lao động nước ngoài, khi vào lại tuyển dụng ào ào, mới dẫn tới tình trạng không thể quản lý được.
Theo báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh (BQL KKT Hà Tĩnh), tính đến ngày 9/2014, tổng số lao động nước ngoài tại Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là 5.321 người (trong đó lao động Trung Quốc là 3.680 người). Có hơn 3.000 lao động TQ không có phép đang làm việc tại Formosa. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở LĐTB-XH Hà Tĩnh cho biết, họ không nắm được số lượng lao động TQ trên địa bàn là bao nhiêu vì BQL KKT được ủy quyền cấp phép lao động trực tiếp và họ phải quản lý. Sở cũng nêu lý do không có đủ người để cập nhật con số thường xuyên, hơn nữa nếu Formosa không báo cáo thì cũng không biết được. Về phía BQL KKT Hà Tĩnh lại nói không khẳng định được 100% lao động được cấp phép.
Lý giải cho mâu thuẫn trên, TS Đặng Quang Điều – Trưởng Ban Chính sách kinh tế xã hộ (Tổng LĐLĐVN) cho rằng đó là cách làm thụ động, đổ thừa trách nhiệm của các cơ quan quản lý lao động Hà Tĩnh.  
Theo ông Điều, việc cấp phép cho lao động nước ngoài đã được quy định quy định tại Nghị định 102/2013 của Chính phủ, theo đó, người cần sử dụng lao động nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị cấp phép lao động cho Sở lao động- Thương binh và xã hội, nơi người lao động làm việc. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động và TBXH cấp phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động Thương binh và xã hội quy định.
Không rõ UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ủy quyền cho BQL KKT Hà Tĩnh quản lý lao động nước ngoài thế nào, nhưng ông Điều cho rằng việc phân cấp quản lý phải tuân thủ theo quy định của Nghị định 102 và như vậy Sở LĐTB-XH Hà Tĩnh vẫn là cơ quan quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh. Ngay cả khi có chuyện UBND tỉnh ủy quyền cho BQL KKT Hà Tĩnh trực tiếp cấp phép cho lao động nước ngoài, Sở LĐTB-XH cũng không thể đứng ngoài cuộc.  
"Người lao động" Trung Quốc không phép vẫn tự do vào Vũng Áng 'làm việc chui'?!
Ông Điều nhấn mạnh, bất luận thế nào, Sở LĐTB-XH phải kiểm soát được lao động trên địa bàn, không thể giải thích không biết có bao nhiêu lao động nước ngoài đang có mặt tại địa phương đó.
"Đó là cách trả lời bao biện, đổ thừa trách nhiệm cho nhau, không làm đúng vai trò chức năng quản lý nhà nước về lao động. Cũng cần khẳng định rằng, Ban Quản lý khu kinh tế không phải là cơ quan quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh", ông Điều nói. 
- PV:- Như vậy, việc UBND tỉnh phân cấp ủy quyền cho BQL KKT Hà Tĩnh trực tiếp xác định nhu cầu, cấp phép cho lao động là không đúng, thưa ông? 
- Ông Đặng Quang Điều: Như tôi đã nói, việc tuyển chọn lao động, cấp phép phải tuân thủ quy định tại Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013. Theo đó Sở Lao động thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp phép. Như vậy, UBND tỉnh Hà Tĩnh ủy quyền cho BQL KKT Hà Tĩnh chịu trách nhiệm cấp phép trực tiếp cho lao động nước ngoài vào làm việc cho khu kinh tế Vũng Áng là chưa tuân thủ theo quy định tại Nghị định 102 của Chính phủ. BQL KKT Hà Tĩnh không có chức năng quản lý nhà nước, cũng như không đủ thẩm quyền để cấp phép cho lao động nước ngoài vào làm việc tại Vũng Áng. Tại Nghị định 102 tôi cũng không thấy có quy định về việc uỷ quyền cấp phép cho lao động nước ngoài. 
Tại Điều 4, Nghị định 102 ghi rõ, hàng năm người sử dụng lao động phải có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và phải báo cáo giải trình với UBND tỉnh, thành phố. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý giới thiệu, cung ứng lao động của địa phương cho nhà thầu nước ngoài. Trong trường hợp địa phương không cung ứng được lao động khi đó UBND tỉnh, thành phố mới cho phép tuyển lao động nước ngoài. Tuy nhiên, Hà Tĩnh lại đang làm ngược lại.  
- PV:- Theo giải thích của Formosa, để đáp ứng yêu cầu tiến độ họ yêu cầu cần 8.400 lao động, tuy nhiên số lượng này không được đưa sang một lúc mà đưa theo từng lượt. Lãnh đạo Sở LĐTBXH Hà Tĩnh cho rằng, do cách làm như vậy nên sở không thể biết được có bao nhiêu lao động trên địa bàn, ông nghĩ sao trước giải thích này?
- Ông Đặng Quang Điều: Giải thích như vậy là không được, việc cấp phép và quản lý lao động nước ngoài đã được quy định rõ, gồm: điều kiện để được cấp phép, hồ sơ đề nghị cấp phép, thời hạn giấy phép lao động, trình tự, thủ tục v.v…Như vậy thì lao động nước ngoài vào Formosa bao nhiêu, từng đợt như thế nào đều trong thuộc thẩm quyền và đều được kiểm soát chặt chẽ của Sở Lao động Thương binh và xã hội. Không thể vì lý do lao động nươc ngoài vàoFormosa làm nhiều đợt nên không kiểm soát và quản lý được.
Theo quy định, lao động nước ngoài muốn vào làm việc tại Việt Nam phải được cấp giấy phép lao động. Trong giấy phép lao động đều ghi rất rõ là lao động vào Việt nam làm gì, thời hạn là bao lâu, hết hạn làm việc là giấy phép lao động sẽ bị thu hồi. Nêu tiếp tục ở lại làm việc thì được gia hạn hoặc cấp giấy phép mới.
Vì vậy, không có lý do gì để Sở LĐTB-XH giải thích không nắm được số lượng lao động nước ngoài trên địa bàn.
- PV:- Sở cũng cho rằng, do áp dụng tính đặc thù với Formosa nên quy định cấp phép lao động của Bộ LĐTB-XH hiện đang làm khó địa phương. Cụ thể thay vì phải đáp ứng hai yêu cầu lao động phải được đào tạo từ 1 năm trở lên; thứ hai phải trải qua 3 năm làm việc, thì Formosa chỉ cần đáp ứng đủ một yêu cầu. Lãnh đạo sở cho rằng, quy định này không những làm khó mà còn khiến địa phương mệt mỏi phải phải chạy theo. Giải thích này có thể coi là biện minh cho 3.000 lao động TQ không phép đang có mặt tại Vũng Áng không? Nếu không thì phải hiểu thế nào, thưa ông? 
- Ông Đặng Quang Điều: Tôi thừa nhận, Nghị định 102 có đưa ra quy định về yêu cầu, điều kiện rất chặt chẽ mà lao động nước ngoài phải đáp ứng được khi sang làm việc ở ViệtNam. Nhưng không phải chỉ ở Việt Nam mói quy định như vậy, mà ở các nước khác đều quy định về các điều kiện đối với người lao động khi vào làm việc. Quy định như vậy là để các doanh nghiệp chỉ được tuyển dụng lao động có kinh nghiệm và có trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn cao, tránh việc doanh nghiệp tuyển lao động phổ thông vào làm việc. Vì nếu tuyển lao động phổ thông vào làm việc thì ở ta cũng hoàn toàn đáp ứng đủ yêu cầu của doanh nghiệp, cụ thể là của Formusa.
Có thể nói quản lý về chất lượng, trình độ đối với hàng ngàn lao động là việc khó, nhưng không phải là không thể làm được. Nhưng quảng lý về số lượng lao động trên địa bàn thì không thể nói là khó được, cũng không thể vì lý do lao động nước ngoài vào làm việc nhiều để giải thích cho việc 3000 lao động TQ không phép đang có mặt trên địa bàn Hà Tĩnh. 
- PV:- Đó là chưa nói tới quy trình thẩm định chất lượng lao động do không có quy trình cụ thể khiến Sở cũng "bó tay" không biết thẩm định theo điều khoản nào. Hiện việc thẩm định hoàn toàn dựa vào hồ sơ của nhà thầu, nhưng phía nhà thầu lại nói khó xác định được nhân thân của lao động.  Như vậy có thể hiểu Formosa mang lao động nào sẽ phải nhận lao động đó hay sao? Vậy quy trình thẩm định chất lượng tuân thủ theo nguyên tắc nào, ai chịu trách nhiệm thẩm định? Để xảy ra việc này theo ông, trách nhiệm thuộc về ai?
- Ông Đặng Quang Điều: Đối với các nước trên thế giới, khi tuyển chọn lao động các doanh nghiệp phải đưa chuyên gia sang nước có lao động để thẩm định, kiểm tra chất lượng trực tiếp. Chỉ lao động đạt yêu cầu mới được tuyển chọn, vấn đề này tại Việt Nam chưa làm được. Hiện nay, việc tuyển chọn lao động nước ngoài hoàn toàn thụ động, chủ yếu dựa vào hồ sơ phía nhà thầu đề xuất.
Một vấn đề nữa là cơ quan có chức năng thẩm định có đủ năng lực, trình độ để thẩm định được trên thực tiễn không?. 
Tức là ngay từ khâu tuyển chọn ban đầu đã không sàng lọc được chất lượng lao động nước ngoài vào Việt Nam. Khi vào lại tuyển dụng ào ào, tuyển bao nhiêu cũng được nên mới dẫn tới tình trạng không thể quản lý được. 
Đó là lỗ hổng rất lớn giải thích vì sao hiện nay tình trạng lao động phổ thông nước ngoài, lao động kém chất lượng đang tràn ngập trong các dự án FDI nước ngoài, nhất là tại các dự án của TQ. Đó cũng là lý do giải thích vì sao rất nhiều công việc lẽ ra lao động VN có thể đảm đương được nhưng lại không được làm. Tất cả là vì địa phương thì không nắm được công việc cụ thể, con người cụ thể, không hiểu rõ được trình độ chuyên môn, kỹ thuật do đó không biết rõ lao động trong có đáp ứng được không. Điều này lý giải vì sao lao động nước ngoài tràn ngập trên các dự án xây dựng ở nước ta, nhất là trong thời gian qua nhiều dự án lớn của ta đều do các nhà thầu TQ trúng thầu. 
- PV: - Xin cảm ơn ông!

Category: , , ,

0 comments