GS Thayer: Việt Nam tham gia TPP để giảm phụ thuộc TQ?
Theo GS Carl Thayer, Việt Nam khó có thể chấm dứt thâm hụt
thương mại với Trung Quốc nhưng có thể cải thiện được điều này.
Gia nhập TPP
để cân đối 'ảnh hưởng của Trung Quốc'
Trao đổi với phóng viên VOV về câu chuyện thâm hụt
thương mại của Việt Nam với Trung Quốc, GS Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu
về Đông Nam Á, khẳng định Việt Nam không bao giờ và không nên tính chuyện hoàn
toàn "độc lập về kinh tế" đối với Trung Quốc.
"Việt Nam đã tìm cách để cân đối lại “sự
ảnh hưởng của Trung Quốc” nhưng rất khó để có thể làm được việc này trong thời
gian ngắn trước mắt. Điều tốt nhất đối với Việt Nam lúc này là cần dần dần cân
đối lại “sự phụ thuộc” ở một số lĩnh vực kinh tế nhất định", ông Thayer
nói.
Để làm được điều này, GS Carl Thayer cho rằng, Việt Nam nên tham
gia TPP. Đánh giá về tác động của động thái này đến quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, ông Thayer nhìn nhận: "Khi
Việt Nam
gia nhập TPP sẽ có những lợi thế thâm nhập vào những thị trường của tất cả các
nước thành viên khác.
“Mối quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc về cơ bản sẽ không bị ảnh
hưởng khi Việt Nam
gia nhập TPP. Một số doanh nhân Trung Quốc biết rằng họ vẫn sẽ có lợi nếu đầu
tư ở Việt Nam.
Và việc Việt Nam
gia nhập TPP cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến việc Trung Quốc tham gia vào Hiệp
định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực với các nước ASEAN".
Chủ động
trước Trung Quốc, Việt Nam
phải làm gì?
Đồng quan điểm với GS Carl Thayer, TS Đỗ Thiên Anh Tuấn,
giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright khi trao đổi với Đất Việt
cũng cho rằng, nỗ lực giảm phụ thuộc vào TQ không thể chỉ nói và làm một sớm
một chiều là thành công mà nó đòi hỏi phải có chiến lược và kế hoạch bài bản.
Tuy nhiên, ông Tuấn thừa nhận chưa thấy Việt Nam có
mặt hàng chiến lược nào có thể cạnh tranh được với Trung Quốc.
"Chúng ta không nên ngồi bàn giấy để phán ra sản
phẩm nào là sản phẩm chiến lược để Việt Nam ưu tiên sản xuất và dành nguồn
lực cho nó. Tôi nghĩ chúng ta phải xây dựng một nền kinh tế thị trường thuần
nhất chứ không thể có nền kinh tế thị trường “lai tạp” được.
Một khi đã có được nền kinh tế thị trường vận hành
theo đúng chức năng của nó thì chúng ta sẽ không bận tâm với câu hỏi là chúng
ta nên chọn mặt hàng nào làm chiến lược của nền kinh tế. Thị trường sẽ tự nó
trả lời 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Nhà
nước chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ và nâng đỡ thị trường, tạo ra những thiết chế để
thị trường vận hành chứ không phải làm thay cho thị trường một cách trực tiếp
hay gián tiếp thông qua công cụ là DNNN", TS Đỗ Thiên Anh Tuấn nói.
Còn theo TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế
Việt Nam, một nền kinh tế nằm sát quốc gia có nền kinh tế lớn hơn thì chỉ có
thể tận dụng cơ hội bằng cách tạo một sự khác biệt, nâng cao nội lực của mình
thì mới có thể vươn lên.
Ông Thiên khẳn định: "Điều quan trọng là phải
nâng cao được nội lực của nền kinh tế. Hiện nay mô hình của chúng ta là dựa vào
khai thác tài nguyên, hướng tới sản lượng, chưa hướng tới năng suất, hiệu quả.
Nên năng suất tổng hợp yếu, định hướng công nghệ không mạnh.
Cho nên việc thay đổi mô hình tăng trưởng là nhằm giải
quyết một phần cơ bản là năng suất năng động. Năng suất lao động của Việt Nam còn cách xa
các nước như vậy, nên dư địa để tăng năng suất lao động còn rất cao. Nếu tận
dụng được điều này thì Việt Nam
có thể có bứt phá rất mạnh".
An Nhiên/ĐVO
Category: Chính trị
0 comments