DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ ĐẠI HỘI ĐẢNG XII: CHỆCH HAY KHÔNG CHỆCH HƯỚNG?
Hoa Kỳ không có chủ
thuyết, mà Hoa Kỳ chỉ có trường phái. Như tôi đã viết trong nhiều năm qua, ở
Hoa Kỳ có 2 trường phái trị quốc và toàn cầu - Dân chủ và Cộng hòa.
Cũng như tôi đã viết,
thế giới làm ra chủ thuyết và tư tưởng, nhưng thế giới không áp dụng được các
chủ thuyết và tư tưởng ấy, mà nơi áp dụng các chủ thuyết nhuần nhuyễn nhất và
hiệu quả nhất lại là Hoa Kỳ.
Nếu năm 1750 khi John
Lock của Anh và Nam Tước Monstequieu của Pháp hình thành lý thuyết đa nguyên tản quyền, thì chỉ 16 năm sau quốc gia
non trẻ Hoa Kỳ đã ứng dụng ngay một nhà nước đa nguyên tản quyền với 2 trường
phái Cộng hòa và Dân chủ. Trong khi châu Âu vẫn còn các quốc gia đang ngụp lặn
với hình thái đa nguyên tập quyền hiện nay như Nga.
Tùy vào hoàn cảnh đất
nước và thế giới mà, Hoa Kỳ sẽ chọn Cộng hòa hay Dân chủ để điều hành. Nhưng
trên hết là Hoa Kỳ rất hữu hiệu trong áp dụng các tư tưởng và lý thuyết về khoa
học xã hội để tạo nên một quốc gia đúng quy luật.
Tức có nghĩa là Hoa Kỳ biết cái khiếm khuyết và ưu điểm của cả tư bản và cộng sản. Họ biết khi nào chuyển điều hành đất nước và toàn cầu theo tư bản, và khi nào theo kiểu cộng sản. Nhưng cả 2 trường phái có một điểm chung là tôn trọng quyền cá nhân tối thượng trên mọi lĩnh vực trong khuôn khổ luật và hiến pháp đã đặt ra.
Tức có nghĩa là Hoa Kỳ biết cái khiếm khuyết và ưu điểm của cả tư bản và cộng sản. Họ biết khi nào chuyển điều hành đất nước và toàn cầu theo tư bản, và khi nào theo kiểu cộng sản. Nhưng cả 2 trường phái có một điểm chung là tôn trọng quyền cá nhân tối thượng trên mọi lĩnh vực trong khuôn khổ luật và hiến pháp đã đặt ra.
Nền chính trị Hoa Kỳ
luôn có 2 mặt đối lập - Dân chủ và Cộng hòa - trong một thể thống nhất là đưa
Hoa Kỳ thành cường quốc số 1 toàn cầu. Đó là quy luật thống nhất các mặc đối
lập, và quy luật mâu thuẩn của duy vật luận.
Không những thế, để
giảm thiểu sai sót sau 2 mặt đối lập của nền chính trị Hoa Kỳ, họ còn tản quyền
với tam đầu chế - lập pháp, hành pháp và tư pháp để kiểm tra lẫn nhau. Chính
điều này, công dân Mỹ từ tổng thống đến thường dân đều sống và tuân theo hiến
pháp và pháp luật, mà không cần hô khẩu hiệu, hay dán băng rôn nhan nhản khắp
đường như ở Việt Nam.
Tản quyền, đa nguyên,
đối lập là phương án tốt nhất để triệt tiêu tham nhũng, nhưng ngay cả Hoa Kỳ
cũng chưa thể bài trừ được hết tham nhũng. Nhưng đơn nguyên tập quyền như ở
Việt Nam thì người ta lại nói lên vấn đề chống tham nhũng, thật sai khoa
học.
Thế thì Hoa Kỳ có nền
kinh tế thị trường định hướng hay không? Xin thưa là có. Nhưng kinh tế là chính
trị. Nên nền kinh tế chính trị của Hoa Kỳ luôn là nền kinh tế chính trị không
những định hướng cho nước Mỹ, mà còn định hướng cả toàn cầu. Vì chỉ một thông
tin từ Fed hay từ thống kê của các đại học Hoa Kỳ về tỷ lệ có việc làm ở 2 lĩnh
vực nông nghiệp, và phi nông nghiệp, hoặc tỷ lệ tăng trưởng, hoặc dự trữ dầu
thô, etc của Hoa Kỳ đều làm kim chỉ Nam cho toàn bộ nền kinh tế toàn thế giới.
Không những có định
hướng kinh tế mà Hoa Kỳ còn định hướng cả chính trị toàn cầu.
Dân chủ - hay nói cách
khác là cộng sản xa lông - thì định hướng có tính hướng nội, lo xây dựng Hoa Kỳ
bằng một nền kinh tế vững mạnh. Chỉ mới chưa đầy 2 nhiệm kỳ mà phe Dân chủ của
ông Obama đã kéo Hoa Kỳ ra khỏi Đại khủng hoảng kinh tế, giảm nạn thất nghiệp 2
con số xuống còn 5.7%, và kinh tế tăng trưởng trở lại 3%. Cai quản trong nước
và thế giới bằng bàn tay sắt bọc nhung, lấy kinh tế để sai khiến quốc gia và
toàn cầu. Chuyện trừng phạt Nga do chiến trường Ukraina đang diễn ra cho thấy
rõ. Nói thế không phải dân chủ không dùng vũ lực, nhưng vũ lực khi Dân chủ dùng
thì chắc phải thắng và ít tổn thất nhất. Ví dụ, tiêu diệt Bin Laden chỉ bằng 16
quân nhân SEAL và chỉ hư một trực thăng.
Cộng hòa - hay nói
đúng là tư bản - thì định hướng có tính hướng ngoại, giao quyền cai quản đất
nước cho từng tiểu bang. Đập phá thế giới ở những nơi cần đập phá để phục vụ
cho quyền lợi và sức mạnh của Hoa Kỳ. Ưu tiên nhà giàu để tăng đầu tư, thúc đẩy
tăng trưởng và tạo công ăn việc làm không chỉ trong nước mà cả trên toàn cầu.
Nếu Dân chủ dùng bao vây kinh tế để đánh sụp đối thủ, thì Cộng hòa dùng chạy
đua vũ trang cho đến khi đối thủ kiệt quệ, và kích thích khoa học kỹ thuật phát
triển phục vụ cho chiến tranh. Sau khi Cộng hòa đập phá để biểu dương và chứng
tỏ sức mạnh vai u thịt bắt thì lại đến Dân chủ xây dựng củng cố để phục hồi sức
lực, etc.
Cả hai phe Dân chủ và
Cộng Hòa như cặp vợ chồng đồng sàng, đồng mộng. Hai trường phái thay nhau để
cai trị và xây dựng Hoa Kỳ thành số 1 thế giới tùy theo hoàn cảnh.
Nói thế để quay lại
vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mấy hôm nay,
vấn đề này được đem ra để soạn thảo, tìm định nghĩa chuẩn bị cho đại hội đảng
cộng sản Việt Nam vào quý III năm 2016. Có ý kiến nếu để thị trường đi theo
đúng quy luật thì sợ bị chệch hướng với định hướng của đảng cộng sản đang cầm
quyền ở Việt Nam.
Nhưng, đã là quy luật
khoa học thì là cái chung nhất, không thể bóp méo hay định hướng phi khoa học
như những nhà lý luận của Việt Nam hiện nay. Kinh tế thị trường là nền kinh tế
tuân theo quy luật cung cầu. Bóp méo và định hướng nó như thị trường bất động
sản Việt Nam trong 20 năm qua - theo mô hình kinh tế đổi tài nguyên môi trường
lấy cơ sở hạ tầng của Trung cộng - thì bây giờ, cả 2 quốc gia Việt Trung đang
chết cứng với nợ công và đóng băng bất động sản, mà chưa có giải pháp để tháo
gở.
Trong cuộc họp chính
phủ đầu tháng 3/2015 có nhiều ý kiến của các nhà lý luận trung ương sợ đi theo
kinh tế thị trường thì sẽ chệch hướng luận cương của đảng cầm quyền.
Ông thủ tướng Việt Nam
đã phát biểu đúng trong cuộc họp chính phủ ngày hôm qua: "nền
kinh tế phải vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường,
theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập
quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa
Nhà nước và thị trường; Nhà nước đóng vai trò định hướng, sử dụng các nguồn lực
của Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh
tế…" Nhưng do nền chính trị Việt chưa đi đúng quy luật khoa học
xã hội, nên cái định hướng của nhà nước Việt vẫn chưa có bộ lọc đối lập đúng
nghĩa; tam đầu chế ở Việt Nam chưa tản quyền, nên sẽ có những định hướng có
tính sai lệch trong tương lai là điều hiển nhiên.
Vấn đề của Việt Nam
trong đại hội đảng lần thứ 12 không phải là vấn đề lý luận tìm ra cái định
nghĩa mà người ta không cần định nghĩa, như phải giải cái bổ đề toán học của
Giáo Sư Ngô Bảo Châu đã giải, mà hơn nửa thế kỷ trước đã được thế giới công
nhận để khoa học thế giới ngày càng phát triển hơn.
Vấn đề của Việt Nam là
phải thay đổi hình thái chính trị để phù hợp với cái gọi là kinh tế thị trường
đúng khoa học, chứ không bị định hướng nền kinh tế lẫn chính trị như hiện nay
theo quyền lợi của một nhóm người là chệch hướng và phi khoa học với nhân loại.
Theo Blog Hồ Hải (link gốc: http://bshohai.blogspot.com/2015/03/du-thao-bao-cao-chinh-tri-ai-hoi-ang.html)
0 comments