Dành cho quảng cáo
liên hệ: groupviet@gmail.com

VIỆT NAM CẦN MỘT CÁ NHÂN NHƯ THẾ NÀO CHO NHIỆM KỲ XII?

Admin | 4:42 PM | 0 comments

Cho đến thời điểm này chưa có bất kỳ một lực lượng nào có thể thay thế được đảng cầm quyền tại Việt Nam để cai quản quốc gia. Nên bài viết cũng chỉ giới hạn trong lực lượng này để ngậm ngải tìm trầm.



Vài nét nhiệm kỳ XI

Nếu ai từng theo dõi tình hình kinh tế và chính trị nước Việt trong gần 4 năm qua, đến hôm nay nhiệm kỳ XI của đảng cầm quyền xem như hoàn toàn thất bại trong điều hành kinh tế và bộ máy chính trị trong cai quản đất nước. 

Kinh tế hơn nửa nhiệm kỳ đầu của lần thứ XI theo nhận định của chuyên gia là yếu nhất trong 30 năm qua, với lạm phát phi mã, đồng tiền mất giá, thiểu triển, vì bất động sản đã bảo hòa, và đóng băng chưa thấy ngày trở lại, khoảng cách giàu nghèo gia tăng. Luật pháp biểu hiện sự bất lực trong chính hệ thống điều hành, tham nhũng thành quốc nạn. Về chính trị thì lắm rối ren biểu hiện rõ nhất trong kỳ hội nghị trung ương lần thứ 6, năm 2013. 

Hầu như cả nhiệm kỳ XI này, công việc của lãnh đạo chỉ quanh đi quẩn lại chỉ là chuyện nội bộ lãnh đạo đang rối trong mọi vấn đề. Về xã hội thì đạo đức xuống cấp, giáo dục mất phương hướng, giềng mối gia đình đổ vỡ. Lòng tin người dân hầu như không còn, ngoại trừ nhóm có quyền lợi trong cầm quyền vì chén cơm manh áo cá nhân của họ. Đối ngoại quá nhiều vấn đề sóng gió với Trung Hoa trong chính trị, trên biên cương lãnh thổ và trong kinh tế giao thương hầu như lép vế và lệ thuộc. 

Những bức thiết cần phải thoát ra sự phụ thuộc về kinh tế và chính trị với Trung Hoa là điều phải làm từ nhiệm kỳ thứ XII. Chính vì thế, để đi tìm nhân lực lãnh đạo đất nước từ đảng cầm quyền trong một thể chế đơn nguyên, tập quyền như Việt Nam hiện nay là điều vô cùng quan trọng và khó khăn.

Chính vì thế, nhiệm kỳ XII của đảng cầm quyền ở Việt Nam đòi hỏi một nhiệm vụ lớn lao như là một cuộc cách mạng xã hội cho một giai đoạn mới. Năm 2016, nếu đánh giá đúng thì là năm bản lề cũng giống như năm 1989 khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.

Thế giới đang thay đổi đến chóng mặt. Mới ngày nào Nga hùng cường sau sụp đổ nhờ giá dầu cao, nhưng chỉ 3 tháng đã trở thành quốc gia nghèo. Trung Hoa vẫn tăng trưởng nhưng đóng băng bất động sản, nợ công, và tham nhũng đang làm chao đỏa chế độ. Hoa Kỳ suy trầm kinh tế nợ công ngập đầu, nhưng chỉ với 6 năm đã phục hồi mạnh mẽ. Xoay trục Thái Bình Dương của Hoa Kỳ sau 40 năm bỏ sang Trung Đông là cơ hội và thách thức cho nhà lãnh đạo mới của Việt Nam.

Hôm 05/01/2015 đảng cầm quyền ở Việt Nam họp hội nghị lần thứ 10 của nhiệm kỳ XI. Hội nghị sẽ kéo dài đến ngày 12/01/2015. Lẽ ra, hội nghị này đã được tổ chức trước khi kết thúc năm 2014, nhưng vì nhiều lý do quốc nội và đối ngoại, nên phải dời lại đầu năm 2015. Nó cho thấy, hội nghị 10 lần này rất quan trọng, mặc dù, từ đây cho đến đại hội đảng lần thứ XII vào năm 2016 có thể còn ít nhất 3 đến 4 kỳ hội nghị nữa. 

Như đã nói ở trên, quan trọng bật nhất là thảo luận để tìm ra một bộ máy đứng đầu đất nước cho nhiệm kỳ XII, trong đó nhân vật cầm đầu là vô cùng khó trong bối cảnh nhân lực lãnh đạo Việt Nam trong vài thập niên gần đây. Như vậy, nhân vật cầm đầu cho lãnh đạo Việt Nam trong nhiệm kỳ tới cần hội đủ những điều kiện gì?
Về tư duy triết học

Theo quy luật mâu thuẫn trong Triết học thì: Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi cái mới ra đời."

Trong 1 tổ chức độc tài cầm quyền ở các quốc gia theo hình thái xã hội đơn nguyên tập quyền cũng không tránh khỏi mâu thuẫn nội tại. Tình hình chính trị Việt Nam hiện nay và trong quá khứ cũng không tránh khỏi mâu thuẫn nội tại tranh ngôi đoạt vị ăn chia.

Trong mâu thuẫn có 2 loại không đối kháng và đối kháng 1 mất 1 còn.

Khi mâu thuẫn nội tại trở thành mâu thuẫn đối kháng một mất, một còn, không thể thỏa hiệp và thống nhất ăn chia được nữa thì cũng giống như Liên Xô và Đông Âu, tự họ sẽ giết họ.

Thế thì thời điểm nào tự cộng sản sẽ tự giết mình?

Một đặc điểm chung của các quốc gia theo cộng sản là chỉ biết bán tài nguyên để ăn. Khi tài nguyên cạn kiệt, đó là lúc không còn gì để ăn chia nữa, cũng là lúc cộng sản tự xâu xé lẫn nhau, và sụp đổ, vì mâu thuẩn đối kháng xuất hiện đóng vai trò chủ chốt của tiến trình đấu đá ăn chia. Việt Nam giờ thì rừng đã hết, biển đang đe dọa mất do Trung Hoa, hầm mỏ của đã cạn, quỹ đất các thành phố không còn, giờ chỉ còn tài nguyên vô tận là con người Việt hơn 90 triệu, với khoa học kỹ thuật để đưa đất nước đi lên mà thôi. Nếu không thức tỉnh để có một sự thay đổi tư duy thì ắt cái gì đến phải đến.

Nên nhà lãnh đạo Việt 2016 phải có tư duy đổi mới triệt để, chứ không cởi trói như giai đoạn 1990 được.

Về đối nội

Nhà lãnh đạo tối cao nước Việt nhiệm kỳ tới về đối nội đòi hỏi phải đáp ứng những yếu tố tối quan trọng sau đây:

Phải tập hợp được lực lượng quanh mình. Muốn làm cách mạng xã hội cho bất kỳ một thời kỳ nào của một đất nước điều kiện cần là người lãnh đạo ấy phải có lực lượng đông đảo ủng hộ mình. Lực lượng ấy không chỉ trong dân, mà quan trọng nhất là trong đảng cầm quyền ở một hình thái chính trị đơn nguyên tập quyền như ở Việt Nam hiện nay.

Dĩ nhiên, lực lượng này phải đủ tài năng và đức độ để đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu bức thiết mà nước Việt đặt ra trong một thời kỳ mới chuyển tiếp. Việt Nam hiện nay không thiếu người tài, vấn đề là việc sử dụng những người đức độ nhất trong số những người tài đó.

Phải nắm kinh tế đất nước nói chung và kinh tế gia đình nói riêng. Làm chính trị trước tiên phải giàu, không chỉ giàu, mà phải giàu vào bậc nhất xã hội. Nếu không giàu có thì mọi ước muốn tốt đẹp của chính trị gia sẽ là ảo tưởng. Lịch sử Việt Nam và thế giới, mọi cuộc cách mạng vô sản đều đi đến chỗ tha hóa, tham nhũng và đẩy đất nước trở lại độc tài, tàn ác, dù lý tưởng trước đó là rất "tốt đẹp"!

Khác với một xã hội đa nguyên tản quyền, kinh tế cá nhân chỉ cần trung lưu thì một chính khách yêu nước, có tài, có đức có thể đứng ra lãnh đạo quốc gia. Vì mọi đường lối chính sách ở xã hội này đều có bộ lọc của đa nguyên kiểm tra chặt chẽ.

Với một xã hội đơn nguyên tập quyền như Việt Nam, ngoài có tài, có đức, có lòng yêu nước, thì người lãnh đạo cần phải giàu có đến độ không còn muốn làm giàu nữa, thì mới không rơi vào tha hóa và tham nhũng! Vì chính sách, chi tiêu cho chính sách và thực thi chính sách ở một xã hội đơn nguyên tập quyền đề chính do lãnh đạo làm ra, mà không có bất kỳ một bộ lọc nào kiểm tra nó.

Phải có đủ quyền hành để cải cách thể chế. Đây là điều kiện không có không được, vì tất cả các hệ lụy của Việt Nam trong 40 năm qua vẫn còn nhược tiểu và thụt lùi hơn cả Campuchea và Lào là từ thể chế chính trị mà ra. Thể chế chính trị đúng thì lòng tin người dân sẽ được
Về đối ngoại

Người đó phải có những yếu tố sau đây hội thành để tạo ra một tiền lệ tốt trong tương lai.

Phải có khả năng bang giao đa điện, được với cả hai phe cánh ta và cánh hữu của thế giới. Dĩ nhiên cả với khối trung dung không liên kết. Phải quan hệ tốt với Hoa Kỳ và phương Tây, nhưng cũng phải được lòng tin của Trung Hoa, Nga và cả Ấn Độ là điều cực kỳ quan trọng cho Việt Nam trong thời kỳ sau 2016.

Với Hoa Kỳ và phương Tây thì cần phải có sẵn nền tảng cũ được tin cậy. Ngoài ra, cải cách thể chế từng bước để tạo lòng tin đi đến hợp tác chiến lược toàn diện, nhằm tạo sức mạnh đa phương trong cục diện khu vực Trung Hoa đang bành trướng trong màu sắc "hòa bình" của họ ở biển Đông và khu vực.

Với Trung Hoa thì chúng ta không thể di dời địa chính trị của chúng ta đi nơi khác. Nên cần phải có sách lược phù hợp như Miến Điện đã làm trong 3 năm qua. Với Nga, ân tình cũ không nên bỏ, nhưng cũng phải hiểu rằng, ngay cả thân của nước Nga cũng đang không tự lo nổi, thì nếu có sự kiện Trung Hoa chiến 7 đảo bãi đá ngầm Trường Sa 1988 lần nữa, thì dù Nga đang đóng quân ở cảng Cam Ranh và tàu chiến của họ có mặt ở biển Đông, thì họ cũng sẽ tiếp tục làm ngơ để mất.

Nên nhớ rằng, lịch sử đã chứng mình là không có quốc gia nào muốn từ bỏ thị trường 1,4 tỷ dân của Trung Hoa để lo cho Việt Nam khi Trung Hoa có xâm chiếm Việt Nam.
Kết

Trong 16 vị đứng đầu trong bộ chính trị Việt Nam hiện nay, ai có thể có hội đủ những điều kiện trên đây một cách tạm được, để đứng ra nhận lãnh trách nhiện có tính lịch sử Việt Nam trong giai đoạn mới? Theo tôi, chỉ có một, nhưng để đặt lòng tin vào người đó có đủ năng lực, và quyết tâm thực hiện thì chỉ chờ thời gian và lịch sử trả lời.


Theo blog Hồ Hải:
http://bshohai.blogspot.com/2015/01/viet-nam-can-mot-ca-nhan-nhu-nao-cho.html

Category: ,

0 comments