Những câu hỏi về ông Phùng Quang Thanh
Ông Phùng Quang Thanh có xuống sân bay Nội Bài ?
Hơn một tháng kể từ khi ông Bộ Trưởng Quốc
Phòng Việt Nam- Phùng Quang Thanh “mất tích” trước công chúng và truyền thông,
sáng ngày 25/07/2015, theo báo đảng thì “Ông Thanh đã về đến sân bay Nội Bài và
khỏe mạnh, vẫn giữ tác phong đĩnh đạc và tươi cười vẫy tay chào mọi người khi
bước xuống cầu thang máy bay”.
Trong suốt thời kỳ ông Thanh “biến mất”, theo
thông báo chính thức của Ban bảo vệ sức khỏe trung ương thì ông Thanh “đi Pháp
từ ngày 24/06/2015 để chữa bệnh về phổi chứ không đi công vụ”.
Trong khi những lời diễn tả rất sinh động và
gợi nên niềm tin trong lòng độc giả về việc trở về của ông Thanh tại sân bay
thì phần hình ảnh lại trái ngược. Báo chí khi đưa hình đều chỉ đăng như nhau
một hình ảnh “một người được gọi là Ông Phùng Quang Thanh” chụp từ xa, không rõ
nét, của phóng viên báo Tuổi Trẻ đang chuẩn bị lên xe ở khu vực sân bay Nội
Bài.
Ngày 26/07/2015, một số báo chí Việt Nam có
đưa tin tiếp là nhiều lãnh đạo đảng, chính phủ như ông Nguyễn Phú Trọng, Ông
Trương Tấn Sang, Ông Nguyễn Xuân Phúc.. đến gặp và trò chuyện với ông Phùng
Quang Thanh nhưng cũng không có hình ảnh nào khi các ông này gặp nhau.
Dư luận đang có nhiều đồn đoán về sự mất đoàn
kết, chia rẻ giữa đảng và chính phủ, giữa các quan chức với nhau, đảng đã luôn
nói “ đó là sự tuyên truyền sai trái của thế lực thù địch”. Như vậy một vài tấm
hình các quan chức thăm viếng nhau sau hơn một tháng xa cách, sẽ là bằng chứng
quan trọng thể hiện sự đoàn kết mà đảng luôn nhấn mạnh, tại sao không thực hiện
và đưa lên cho công chúng xem để “phản bác thông tin sai trái của các thế lực
thù địch” ?
Vì sao ông Thanh “biến mất”
Bản tin chính thức cuối cùng về ông Thanh là
trên báo Quân Đội Nhân Dân, ngày 20/6/2015 đã loan tin là “ông Thanh thăm và
làm việc với Bộ Trưởng Quốc Phòng Pháp hôm 19/6, kèm theo ảnh chụp. Sau đó là
một sự vắng bóng hoàn toàn, thậm chí kết quả ông Thanh đi Pháp thế nào, cũng
hoàn toàn không có báo chí nào nhắc đến. Tại sao lại thông tin về chuyến công
du và hợp tác này bị “lờ đi” ?
Đến khi dư luận bắt đầu rộ lên về việc ông
Phùng Quang Thanh “biến mất” ban bảo vệ sức khỏe trung ương phát biểu, mà phần
lớn “phát ngôn chính thức” là ông bác sĩ Phạm Gia Khải. Ông Khải đã nói Ông
Thanh đi Pháp trị bệnh từ ngày 24/6/2015 sau khi chúng tôi hội chẩn, chứ không
có đi Pháp vì công vụ.
Tin từ báo Quân Đội Nhân Dân và ông Phạm Gia
Khải đều được coi là “chính thức”, có lẽ nào ông Thanh ngày 19/06/2015 bắt tay
Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp, ngày 20/06/2015 trở về Việt Nam, và sau 2 ngày “hội
chẩn” thì ngày 24/06/2015 lại sang Pháp trị bệnh ? Vì sao ông Thanh đi Pháp
công du giữa tháng 6/2015 mà ông Khải và truyền thông Việt Nam lại phủ nhận và
“lờ đi” ?
“Thông tin chính thức” mà còn đá nhau như vậy
nên đã làm rộ lên các thông tin đồn đoán, nào là Ông Thanh bị ám sát khi còn ở
Pháp, cùng với các thông tin khác như bị bắt giam ở Việt Nam, đã tị nạn sang
Trung Quốc vì “thuộc phe Thân Tàu”…
Về tin ông Thanh bị ám sát ở Pháp e rằng không
thực tế. Ông Thanh đến Pháp trên tư thế quốc khách, nếu ông bị ám sát thật thì
chính phủ và truyền thông Pháp phải vào cuộc và loan tin chính thức vì nó ảnh
hưởng đến quốc thể của họ, đằng này phía Pháp không nói gì cả, cho thấy nhận
định này thiếu sự hợp lý.
Về tin ông Thanh trốn sang Trung Quốc vì do bị
“phe thân Mỹ” chèn ép thì cũng có đôi lời góp ý. Các phe phái trong đảng dù
tranh chấp thế nào, nhưng trước công luận họ luôn giữ hình ảnh ổn định. Trung
Quốc đang là kẻ xâm lược biển đảo Việt Nam, thì khả năng đảng để ông Thanh
“sổng qua Trung Quốc” là rất thấp. Một vụ việc như thế lúc này sẽ làm quần
chúng nhận định “có bao nhiêu quan chức cao cấp của đảng tư thông với địch”,
điều này sẽ làm đảng mất uy tín nghiêm trọng và khó thể biện giải .
Nên tôi nhận định dù Ông Thanh có muốn trốn đi
tị nạn chính trị ở Trung Quốc đi nữa, đảng cũng không cho phép điều đó xảy ra,
dù phe thân Tàu hay thân Mỹ cũng thế.
Thông tin còn lại duy nhất là hiện ông Thanh
đang bị giam lỏng nên không xuất hiện được. Thông tin này theo tôi có cơ sở căn
cứ vào những diễn biến trong đảng và cách đảng thông tin về ông Thanh hiện nay.
Tiến có thể công, lùi có thể thủ
Trong cách thông tin về “bệnh nhân Phùng Quang
Thanh” của đảng có những nét khác với cách thông tin về “bệnh nhân Nguyễn Bá
Thanh” trước đây mà bạn đọc cần lưu ý, dù rằng đảng đang nói hai người khi biến
mất đều “ đi chữa bệnh” như nhau.
Đảng khi thông tin về ông Bá Thanh, phát ngôn
lạc quan nhất, như “ăn hết một tô cháo”, cũng đều lưu lại một đường lùi cho
đảng, đó là “ bệnh suy tủy rất khó trị và sẽ còn diễn biến phức tạp”. Chính câu
này nên nhiều người đã đoán trước là sau đó, đảng sẽ công bố ông Thanh chết, và
kết quả đúng y như dư luận đánh giá.
Ngược lại, dù hình thức thông tin là như nhau,
nghĩa là ông Phùng Quang Thanh cũng bệnh, cũng biến mất như ông Bá Thanh kia
nhưng đảng vẫn nói “ông Thanh khỏe lắm, và đã vào Bộ Quốc Phòng làm việc, có
ông A, bà B đến thăm trò chuyện vui vẻ”…nhưng không có hình ảnh.
Như vậy chứng tỏ các cuộc thăm viếng trò
chuyện này e rằng không có thực. Nhưng đảng vẫn kiên trì nói ông Thanh khỏe, đã
làm việc lại kiểu “không chừa đường lùi” cho đảng là ông Thanh sẽ được công bố
chết (vì đã chết), như kiểu mô tả ông Bá Thanh kia. Thành ra tôi nghĩ ông Thanh
quân đội vẫn còn sống và khỏe mạnh, chỉ là bị giữ lại ở đâu đó, có cái gì đó
chưa xong nên chưa được tự do trước công chúng.
Ai đã bắt giữ ông Phùng Quang Thanh ?
Trong đảng đang có sự tranh chấp đường lối
giữa 2 phe thân Tàu-Thân Mỹ như chúng ta đã biết, thì việc người ta đánh giá
ông Phùng Quang Thanh thuộc phe thân Tàu cũng có lý do của nó, căn cứ vào những
phát ngôn và ứng xử trong quan hệ Việt-Trung của ông này lâu nay.
Cũng trong tình thế Trung Quốc đang lấn lướt
Việt Nam, và có khả năng cũng đang giật dây Campuchia gây hấn vùng Tây Nam Việt
Nam, thì việc một ông bộ trưởng quốc phòng có xu hướng “thân Trung Quốc” trong
cơ cấu lãnh đạo an ninh tối cao là điều mà phe thân Mỹ dĩ nhiên quan ngại.
Dân chúng cũng quan ngại, trong tháng 5/2015,
đã có nhiều ý kiến cử tri, nhất là ở thành phố Đà nẵng, kiến nghị quốc hội chất
vấn ông Phùng Quang Thanh, trên tư cách người có trách nhiệm cao nhất về an
ninh quốc gia, phải chịu trách nhiệm gì trước hiện trạng Trung Quốc bành trướng
Biển Đông (6).
Một khi quan điểm chính trị cũa ông Thanh làm
phe thân Mỹ và quần chúng quan ngại như thế, việc bắt giữ để buộc ông Thanh
trao lại quyền lực là vấn đề phải làm, chỉ còn là làm như thế nào?
Tôi loại trừ khả năng ông Thanh bị ám sát chết
vì những lý do sau đây:
– Khác với cái chết đầy nghi vấn khác gần đây của tướng Ngọ hay
ông Bá Thanh, được hồ nghi là để ngăn chặn mở rộng điều tra vụ án tham
nhũng-hối lộ cực lớn có dính đến một số quan chức tầm ủy viên Bộ Chính Trị nên
nó có khả năng là thanh trừng bịt miệng (nếu không do bệnh). Còn ở đây, việc
loại trừ ông Phùng Quang Thanh hoàn toàn là thay đổi xu hướng đối ngoại. Chúng
ta cần phân biệt rõ ám sát để bảo vệ phe nhóm thì hay diễn ra, còn thay đổi xu
hướng chính trị thì chỉ cần chính khách buông ra quyền lực thì sẽ ít bị ám sát.
– Trong bối cảnh nhóm thân Mỹ cần sự ủng hộ rộng rãi của ban
chấp hành Trung Ương vì bầu bán sắp đến, việc ám sát một quan chức thuộc phía
đối lập chỉ vì khác quan điểm chính trị trong lúc còn thỏa hiệp được là điều
rất không khôn ngoan, và nó có thể gây phản tác dụng. Các quan chức cùng thân
Trung Quốc khác như ông Thanh biết ông đã bị ám sát chết thì chỉ mau chóng đẩy
họ vào hoàn cảnh đường cùng phải tự vệ quyết liệt, và nó sẽ không hay cho phe
thân Mỹ
Chúng ta thấy hiện nay trong đảng đang có sự
chuyển giao quyền lãnh đạo quân đội từ phe Thân Trung sang phe Thân Mỹ. Và vì
thế, ông Thanh cần bị cô lập để tiến trình này được xúc tiến yên ả. Cũng như
việc cho ông Thanh rời ghế lãnh đạo quân đội trong bối cảnh an ninh quốc gia bị
Trung Quốc và Campuchia đe dọa có vẻ là một quyết định hợp lòng dân.
Có một nhận định khác cho rằng dù trong hơn 1
tháng qua, quá trình chuyển giao có xong thì cũng chưa thả ông Thanh ra được,
vì phe thân Mỹ muốn gieo rắt sự khó hiểu cho tình báo Trung Quốc. Một khi chưa
biết rõ quyết định của nhóm thân Mỹ về ông Thanh, thì phía Trung Quốc sẽ khó
đưa ra quyết định chính xác để giải quyết vấn đề Việt Nam. Việc Tập Cận Bình
ngỏ ý muốn sang thăm Việt Nam sắp đến chính là một phần để giải tỏa nghi vấn
này và dễ dàng đưa ra quyết định chính xác chăng ?
Về đối nội, việc phe thân Mỹ kiên trì bắt giữ
ông Thanh và cứ công bố ông Thanh khỏe, phải chăng là để “vừa đe dọa vừa trấn
an” những nhân sự cao cấp khác trong đảng thuộc phe trung lập không trở cờ vào
kỳ bầu bán ở Đại Hội Đảng 12 sắp đến ? đại loại như “Cỡ Phùng Quang Thanh mà
còn bị chúng tôi tạm giữ, các ông khác thì chúng tôi ngại gì nếu cần” ?
Cũng vậy, về phía phe thân Trung Quốc, tôi
nghĩ họ đồng ý thỏa hiệp cùng phe thân Mỹ công bố thông tin Thanh còn khỏe cũng
là để trấn an người của phe này, đại khái là “ dù nhóm thân Mỹ có bắt giữ ông
Thanh, nhưng hãy yên tâm là ông Thanh còn sống”.
Thế là cả hai bên đều đồng ý cùng nhau thông
tin “ÔngThanh đã khỏe và đĩnh đạc, đã về bộ làm việc lại” nhưng không có hình
ảnh nào, như chúng ta đã thấy trên báo chí của đảng.
Khi nào ông Thanh xuất hiện là câu hỏi hiện
nay đang nóng. Tôi không dám đưa ra dự đoán vì các quyết định chính trị trong
các thể chế độc tài thường chỉ mang tính ngắn hạn và bất định, tuy nhiên tôi có
thể đánh giá việc ông Thanh xuất hiện sớm hay muộn nó phụ thuộc vào cuộc thăm
viếng cao cấp của Việt-Trung sắp đến, vào kết quả của Hội Nghị TW Đảng 12 vào
cuối năm, vào diễn biến biên giới Việt Nam-Campuchia, vào diễn biến biển Đông.
Và cũng còn một khả năng cuối cùng, là một
ngày nào đó, đảng sẽ thông tin là ông Thanh ra đi vì một bệnh cấp kỳ nào đó như
tim mạch, đột quỵ vào lúc kết cuộc của bàn cờ chính trị Việt Nam, Khi mà vai
trò con xe của ông Thanh trên bàn cờ an ninh quốc gia đã không còn cần thiết.
Cái mốc kết thúc ván cờ chuyển đổi xu hướng chính trị lần này là Đại Hội 12 của
đảng.
Nguyễn An Dân/(Ba Sàm)/TTHN
0 comments