Mao Trạch Đông mê giết người như thế nào?
Cả
cuộc đời của Mao Trạch Đông nổi trội là giành giật, cướp chính quyền và các
cuộc vận động chính trị giết người không ghê tay.
Cựu Chủ tịch Mao Trạch
Đông được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phong là sư tổ, từng có bài thơ
"Thấm viên xuân – Tuyết" thể hiện sự xem thường các bậc đế vương
trong lịch sử. Các vua chúa như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông,
Tống Thái Tổ, thậm chí Thành Cát Tư Hãn, tất cả đều không đáng để ông ta để mắt
đến.
Khởi đầu từ năm 1949,
Mao Trạch Đông làm ‘hoàng đế’ được 27 năm, tàn sát hơn 60 triệu người Trung
Quốc. Ông ta dùng thủ đoạn để cướp chính quyền. Là kẻ điên cuồng với quyền lực,
Mao Trạch Đông đã có âm mưu lại có cả dương mưu, lừa gạt dân chúng và khống chế
các đối thủ trong Đảng, độc tài cho đến tận hơi thở cuối cùng.
Vào thời mạt nhà Tần,
Hạng Vũ xuất quân quyết chiến quân chủ lực nhà Tần, có công đầu trong diệt nhà
Tần. Còn Lưu Bang nhân cơ hội lúc Hạng Vũ và quân Tần quyết chiến đã cướp được
Hàm Dương. Sau đó Lưu Bang lại giả vờ thần phục Hạng Vũ rồi âm thầm tích lũy thế
lực như tằm ăn rỗi, cuối cùng diệt được Hạng Vũ.
Thời mạt nhà Minh, đội
quân nông dân của Lý Tự Thành trường kỳ quyết chiến với nhà Minh, tiểu quốc Mãn
Thanh khi đó chiếm cứ vùng biên giới phía đông bắc rồi lặng lẽ quan sát. Lý Tự
Thành mất bao nhiêu khổ công cuối cùng mới chiếm được thủ phủ nhà Minh, đang
lúc chưa kịp nghỉ ngơi thì quân đội nhà Thanh dưới sự dẫn dắt của Ngô Tam Quế
đột nhập vào Sơn Hải Quan đánh Lý Tự Thành. Với đội quân kỵ binh tinh nhuệ 50
nghìn quân đã tiêu diệt Lý Tự Thành và diệt luôn nhà Minh, lập nên triều Mãn
Thanh ngoại lai.
|
Số người Trung Quốc chết vì "một quả bom nguyên tử" của Mao
gấp trăm lần số người chết vì hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống Nhật Bản. (Ảnh: internet) |
Điểm xuất phát của ông
Mao Trạch Đông và ĐCSTQ cũng là sự lặp lại của lịch sử: lợi dụng lúc quân Nhật
đánh vào, mặc cho quân chính phủ và quân Nhật quyết chiến. Quân Cộng sản chỉ
đánh Nhật giả vờ, chiếm cứ địa bàn khắp nơi rồi chuẩn bị lực lượng. Đợi đến khi
quân Nhật rút lui, sức mạnh quân chính phủ cũng suy giảm đáng kể, lúc này quân
đội ĐCSTQ mới thừa cơ hội tạo loạn và cướp chính quyền.
Cải cách ruộng đất với
khẩu hiệu “đánh cường hào, chia ruộng đất” là một lá bùa khác của Mao Trạch
Đông. Thực ra, nhìn vào lịch sử, đây cũng là một cách khởi nghiệp thường thấy
của những thủ lĩnh nông dân. Ông Mao Trạch Đông áp dụng chiêu này để lừa thiên
hạ. Đội quân Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện “Cải cách ruộng đất” ở khắp nơi,
cưỡng chế phân chia cấp bậc, tước đoạt quyền tư hữu tài sản, kích động quần
chúng đánh địa chủ, dùng danh nghĩa “cách mạng” ngang nhiên xét xử và bắn chết
địa chủ. Mao Trạch Đông lệnh cho tổ công tác “Cải cách ruộng đất” Cộng sản
Trung Quốc: “Đặt chân đến đâu, việc đầu tiên là phải tạo ra cảnh tượng thật
khủng bố”. Sau khi hệ thống chính quyền cơ sở của ĐCSTQ xây dựng kiên cố, người
nông dân chia ruộng đất xong chưa kịp vui được mấy ngày lại bị ĐCSTQ cho “công
xã hóa” tịch thu hết. ĐCSTQ ra lệnh nông dân phải nộp lại toàn bộ ruộng đất,
thậm chí cả trâu cày và nông cụ. Mọi tài sản đều thuộc về sở hữu của ĐCSTQ.
Cái gọi là “Cải cách
ruộng đất” chỉ là một trò bịp bợm, mãi cho đến tận ngày nay ĐCSTQ vẫn quy định
ruộng đất là sở hữu công, cũng tức là sở hữu của Đảng, không chịu trả lại ruộng
đất cho nông dân, dùng phương thức cho thuê, thầu khoán để giao ruộng cho nông
dân cày cấy.
Trong “Phong trào Ngũ
Tứ”, thanh niên Mao Trạch Đông khi viết thư cho chiến hữu Thái Hòa Sâm từng nói
rõ: “Tôi ghét cay ghét đắng chủ nghĩa yêu nước”, như Hitler viết trong cuốn
«Cuộc tranh đấu của tôi» (Mein Kampf), sau này Mao viết lời hứa thuở thanh niên
của ông ta. Mao không chỉ muốn lợi dụng lúc giặc Nhật xâm lược để hòng tìm cách
cấu kết với Nhật lợi dụng lúc quốc nạn mà phát tài, hơn nữa còn luôn xem văn
hóa Trung Hoa như kẻ thù.
Trong “Cách mạng Văn
hóa”, ông Mao Trạch Đông đã dốc tận lực để hủy hoại toàn bộ văn hóa, văn vật,
di tích của Trung Quốc. Cả đời ông tôn Nga và Đức với Marx, Engels, Lenin,
Stalin làm thầy, trước lúc chết còn không quên lải nhải “muốn được gặp Marx”.
Câu nói này giờ đã trở thành câu kinh cửa miệng của tập đoàn quan chức ĐCSTQ.
Thứ “triết học” đấu
tranh mà Mao theo đuổi là loại triết học bạo lực, triết học thù hận. Để thu lấy
quyền lực, ông ta quen nhìn mọi người như kẻ thù, vì thế không chỉ xem Quốc dân
Đảng là kẻ thù mà còn xem chính người của mình như kẻ thù, hoặc là kẻ thù tiềm
ẩn. Bất cứ ai chỉ cần hơi kín đáo phê bình ông ta là sẽ bị xếp vào đối tượng để
thanh trừng.
Sau “Cách mạng Văn
hóa”, ông Hồ Diệu Bang từng phụ trách công tác tổ chức của ĐCSTQ, đã tổng kết
về “Đại Cách mạng Văn hóa” của ông Mao Trạch Đông với 100 triệu người bị đấu
tố, 80 nghìn gia đình bị hủy hoại, 5 triệu người bị kết án, 7.030.000 người bị
tàn phế, số người tự sát lên đến 2 triệu người, gần 200 nghìn người bị xử bắn
vì tội danh chính trị.
Đảng Cộng sản Trung
Quốc thống trị quốc gia đã thực hiện nền chính trị giết người. Trên thế giới,
nhiều người đã ví ông Mao Trạch Đông với Hitler và Stalin, mệnh danh là “ba đại
đồ tể” của thế kỷ 20. Nhưng theo thống kê ghi chép lại thì ông Mao chính là kẻ
giết người kinh khủng nhất, Hitler và Stalin không thể sánh bằng được.
Hitler giết 6 triệu
người Do Thái, Stalin giết 12 triệu người Nga, còn Mao Trạch Đông giết ít nhất
cũng lên đến 30 triệu người Trung Quốc, tính cả người bị đói mà chết thì con số
lên đến 70 triệu người. Mao nghiện giết người, bất kể thời chiến hay thời bình,
có bao nhiêu người chết ông ta không bao giờ quan tâm.
Nội tâm Mao Trạch Đông
khinh rẻ nhân dân Trung Quốc, không chỉ giết người hàng loạt, ông ta còn luôn xem
dân Trung Quốc như kẻ thù, còn nói ngông cuồng muốn có chiến tranh hạt nhân,
không tiếc “hy sinh một nửa dân số Trung Quốc”. Để phát triển quân sự, bất chấp
dân chúng phản đối, ông ta tước đoạt lương thực của dân chúng khiến vô số người
bị chết đói, thế nhưng vẫn xuất khẩu ồ ạt lương thực để đổi lấy trang bị vũ
khí.
Trong tác phẩm tiểu sử Mao Trạch Đông
của nữ nhà văn nổi tiếng người Anh gốc Trung Quốc là Trương Nhung, đã viết:
“ĐCSTQ chế tạo ra một quả bom nguyên tử tốn 4,1 triệu Mỹ kim. Tính theo vật giá
thời đó, có thể cứu được 38 triệu người chết đói”. Nhà văn đau xót nói: “Số
người Trung Quốc chết vì một quả bom nguyên tử của Mao gấp trăm lần số người
chết vì hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống Nhật Bản.”
Là kẻ cầm quyền mà
không quan tâm đến quốc kế dân sinh, thản nhiên phá hoại nền kinh tế, có lẽ xưa
nay không ai sánh bằng cựu Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông.
Ông ta cao giọng: “Thà
lấy cỏ của Chủ nghĩa Xã hội, không lấy mạ của Chủ nghĩa Tư bản”. Trong
26 năm cầm quyền, nền kinh tế Trung Quốc bại hoại, nhân dân sống tạm cho qua
ngày, hàng chục triệu người dân bị chết đói. Điều này có lẽ suốt các thời đại
trong lịch sử Trung Quốc, hoặc bất kể một quốc gia trên thế giới nào khác, cũng
tuyệt không thể có.
Ông Mao Trạch Đông xem
thường giáo dục, chửi rủa tri thức là “cục phân”, đại đa số tri thức bị sỉ nhục
hoặc dày vò cho đến chết. Ông ta tuyên bố “chế độ giáo dục phải rút ngắn lại,
phải làm cách mạng giáo dục”. Vào thời “Cách mạng Văn hóa“, giáo dục bậc cao
của Trung Quốc hoàn toàn bị triệt tiêu, giáo dục trung và tiểu học cũng hoàn
toàn hoang phế.
Cách mạng kiểu Mao tóm
lại là: Lấy nông dân thay cho trí thức, lấy văn mù thay cho văn nhân, nếu ta
nói không bằng ngươi thì ta không cần nói nữa mà dùng vũ lực, kẻ nào thắng kẻ
đó chuyên chính, ta là lưu manh mặt dày tâm đen thì còn sợ ai.
Lý Nhuệ, một thư ký của Mao Trạch Đông
tiết lộ, khẩu hiệu “Mao Chủ tịch vạn tuế” có từ năm 1950. Vào năm đó khi ông ta
phê duyệt khẩu hiệu chào mừng ngày Quốc tế Lao động 1/5 đã tự mình bổ sung thêm
vào, hơn chục năm sau thì khẩu hiệu này phổ biến khắp Trung Quốc.
Mao Trạch Đông và
ĐCSTQ tự xưng là tin vào “Chủ nghĩa Duy vật“, nhưng hành động lại tự mâu thuẫn,
khiến người ta phải dở khóc dở cười. Ví như vừa ca lên một câu rằng xưa nay
không tồn tại Chúa cứu thế, không có thần thánh, nhưng lại ngay lập tức lại
tung hô ta chính là thần thánh của nhân dân!
0 comments