Dành cho quảng cáo
liên hệ: groupviet@gmail.com

Trò ‘ngoại giao bốc phét’ của Tập

Admin | 4:09 PM | 0 comments

Đến dự lễ khai mạc Olympic Mùa đông 2014 tại Sochi, Tập Cận Bình trả lời phỏng vấn đài truyền hình Nga. Ông kể về một trong những đam mê của mình là đọc sách: “Đọc đã trở thành một phần của cuộc đời tôi ... Tôi đọc nhiều nhà văn Nga, như là Krylov, Pushkin, Golgol, Lermontov, Turgevev, Dostoevsky, Nekrasov, Chernyshevky , Tolstoy, Chekhov, Sholokhov; có nhiều chương, đoạn tôi còn nhớ rõ”.
Một vài tháng sau, có dịp đọc diễn văn tại Paris, Tập khoe mẽ: “Do đọc Montesquieu, Voltaire, Rousseau, Diderot, Saint-Simon, Fourier and Sartre, mà tôi đã hiểu về sự tiến bộ của tư tưởng thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội như thế nào”. Do đọc nhiều Montaigne, La Fontaine, Molière, Stendhal, Balzac, Hugo, Alexandre Dumas, George Sand, Flaubert, Alexandre Dumas, Maupassant and Romain Rolland mà tôi có một cuộc sống tràn đày ý nghĩa với những niềm vui và nỗi buồn”.
Chưa hết, bốn tháng sau, vào ngày 9 tháng Bảy, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến thăm Bắc Kinh. Tập đọc diễn văn và kế luận bằng cách trích dẫn một đọan thơ của nhà thơ Mỹ Marianne Moore.
Rõ ràng Tập là một người rất sính chữ nghĩa. Ông có vẻ như am hiểu thi ca hơn cả nhiều người chuyên ngành văn chương. Có lẽ, ông biết những nhà văn Pháp, Nga, Mỹ hơn cả những công dân Pháp, Nga, Mỹ. Tập đã sử dụng những điển tích văn chương một cách nhuần nhuyễn đến mức không thấy có dấu vế của sự phô trương.
Trơ tráo hơn, cách nay chỉ hai tháng, một nghệ sỹ Cuba hóa trang giống hệ Tổng thống Obama, rồi vào một quán rượu ở địa phương, kêu một ly mojito đã gây chấn động dư luận Cuba. Khi Tập đến thăm đảo quốc này, ông cũng vào quán rượu và kêu một ly mojito y trang như vậy. Ông ngồi xuống thưởng thức hương vị mojito và nói chuyện về cuốn tiểu thuyết mà ông ưa thích “Ông Già và Biển Cả” (the Old Man and the Sea).
Nếu bạn gặp Tập tại quán rượu, bạn không biết ông ta là ai. Hẳn bạn bắt gặp cách tiếp cận rất ấm áp và sôi nổi. Đúng. Chẳng thấy vết tích của sự mầu mè điệu bộ ra vẻ thông thái của Tập.
Tại một cuộc hội thảo ở Bắc Kinh vào tháng Mười năm ngoái, Tập bảo “Những tác phẩm nghệ thuật nên như là ánh sáng từ bầu trời xanh, như những ngọn gió mùa xuân tưới mát tâm hồn, sưởi ấm trái tim, gia tăng hương vị, và tẩy rửa sạch những phong cách làm việc không đúng đắn”.

Tôi đã phải đắn đo suy nghĩ. Một người đọc nhiều như Tập hẳn rằng ông ta phải biết đến câu nói nổi tiếng của Chánh Án tòa Thượng thẩm Louis Brandeis: “Ánh sáng mặt trời là phương tiện tốt nhất để tiệt trùng”. Đặc biệt khi Tổng thống Obama đã sử dụng câu nói này đặt tựa cho một bài diễn văn quan trọng của ông vào năm 2009. Cuối cùng tôi vẫn hy vọng đây chỉ là trò thông thái giả. Như dù là trò giả thông thái thì cũng đủ thông minh để hiểu nghệ thuật không thể trao dồi khẩu vị, hay tẩy rửa những phong cách làm việc không đúng đắn”.
Theo một bản báo cáo, Tập kêu gọi “những tác phẩm nghệ thuật phải chỉ cho mọi người biết cái gì đáng được ca ngợi, cái gì nên bị loại bỏ. Nghĩa là những tác phẩm ca ngợi lòng yêu nước, cổ vũ cho những quan điểm chính thống về lịch sử, dân tộc và văn hóa”. Người ta tự hỏi: Lẽ nào Tập mang nghệ thuật ra để nhạo báng sao?
Dưới triều đại của Tập, kiểm duyệt đã được áp dụng nghiêm ngặt bằng nhiều thủ đoạn thì làm sao sinh ra được những tác phẩm nghệ thuật để đời. Hơn nữa, nếu những tác phẩm nghệ thuật không phục vụ cho quan điểm mà Tập cho là đúng thì lập tức bị kiểm duyệt thì làm sao sinh ra thứ nghệ thuật trung thực và sinh động được?
Tập còn thêm rằng mục đích của nghệ thuật là theo đuổi sự thực, tốt, đẹp. Thứ nghệ thuật tốt nhất phải gây được cảm hứng, tẩy rửa những linh hồn, cho phép họ tìm thấy vẻ đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc đời và trong tinh thần.
Nhưng các nghệ sỹ Trung Quốc sẽ làm thế nào để theo đuổi sự thực nếu nạn kiểm duyệt được áp đặt mọi nơi? Làm thế nào để người ta nhận ra vẻ đẹp trong thiên nhiên khi mà mọi ngả tìm kiếm đều bị chặn? Làm thế nào để người ta nhận ra vẻ đẹp trong tâm hồn khi mà những cảm xúc không được phép bộc lộ?
Tập bảo: “Nghệ thuật Trung Quốc sẽ phát triển xa hơn chỉ khi chúng ta bắt mọi thứ ngoại lai phục vụ cho Trung Quốc, mang nghệ thuật Trung Quốc và phương Tây lại gần nhau thông qua con đường hiểu biết.” Trong bài diễn văn đọc tại Paris, ông bình luận rằng “tìm hiểu văn hóa Pháp đã giúp tôi cảm nhận tốt hơn nền văn hóa Trung Hoa và sự uyên bác và phong phú của nền văn minh nhân loại”(?!).
Một nhận định rất đáng được ca ngợi, nhưng tôi không thấy có dấu hiệu nào giữa việc đọc nhiều và sự  hiểu biết sâu sắc về nền văn chương phương Tây trong con người Tập. Nếu như Tập thông thạo nền văn học phưong Tây, hiển nhiên ông phải hiểu rằng đề tài của văn chương không thể bị kiểm duyệt.
Phải rồi! Kiểm duyệt tồn tại ở phương Tây (danh sách những điều cấm kị trong Nhà thờ Công giáo là một thí dụ), nhưng nếu để giúp cho “nghệ thuật phát triển xa hơn” thì kiểm duyệt là một thảm họa. Nếu văn chương chỉ để dậy cho người ta ca ngợi cái gì, loại bỏ cái gì, thì đó không phải là văn học mà là những bài vè ngớ ngẩn.
Tôi muốn tin Tập là một người thành thật khi ông ca ngợi văn chương, nhưng ông ấy có thực sự hiểu điều mà ông đã nói ở Pháp rằng: “tiến bộ của tư tưởng sẽ thúc đầy sự phát triển xã hội như thế nào??”
Tập tuyên bố từng đọc George Bernard Shaw mà trong tác phẩm của ông ở ngay trang đầu có lời đề từ: “Điều kiện đầu tiên bảo đảm sự tiến bộ là loại bỏ kiểm duyệt.”
Hoặc là Tập tu luyện chưa đủ để đạt đến trình độ đó hoặc Tập chẳng hiểu gì cả…
/Lời người dịch: Khi Tập Cận Bình đọc diễn văn tại Quốc hội Việt Nam, ông đã trích dẫn những điển tích và những câu thơ của Vương Bột, và Hồ Chí Minh gây ra những tranh luận trái chiều. Tôi dịch vội bài này “The Disturbing Pseudo-Intellectualism of China's Xi Jinping”; The Diplomat; July 17, 2015; David Volodzko để bạn đọc có thêm một góc nhìn khác về con người Tập. Lưu ý David Volodzko lấy MA tại State University of New York. Ông từng làm giảng viên đại học, viết cho rất nhiều tờ báo lớn trên thế giới như South China Morning Post và Washington Monthly. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách/.
                Sông Hồng 


Category: , ,

0 comments