BÀN VỀ THỂ CHẾ
* JONATHAN LONDON
Theo tôi hiểu ở Việt Nam từ 'thể chế' thường được hiểu một cách khá hạn chế. Nó chủ yếu được sử dựng để nói đến những thể chế và tổ chức hình thức và chính thức của nhà nước Việt Nam . Đúng không?
Trong khi đó, ở quốc tế và nhất trong tài liệu chuyên môn, từ ‘thể chế’ được hiểu một cách cả chung hơn lẫn cụ thể hơn. Theo định nghĩa chung nổi tiếng và ngắn gọn của GS Đouglas North, thể chế (hay đúng hơn những thể chế) nên được hiểu là những ‘luật chơi” của một trật tự xã hội nào đó.
Sự quan trọng của thể chế là nó ảnh hưởng hành vi của con người. Nhưng có hai loại thể chế nên chia ra. Cả hai đều quan trọng. Một là thể chế chính thức (tức những ‘luật chơi’ mà đã được ghi trên giấy và có hiệu lực chính thức, v.d. hiến pháp của một nước, những chính sách của một chính phủ, luật pháp v.v.). Loại thể chế thứ hai là thể chế phi chính tức, gồm những ‘luật chơi’ truyền thống hay những quy tắc trong làng cho đến những ‘luật chơi’ phi chính tức của ngày nay, như đưa phong bì cho thày, bác sĩ để thành VIP, hay việc dù một tổ chức có đối ngữ cán bộ nữ có học có tài họ vẫn phải chịu một số ‘luật chơi’ mất công bằng. Sự quan hệ giữa những thể chế chính thức và phi chính thức là đặc biệt thú vị và phức tạp nhưng không tìm hiểu thêm ở đây.
Vậy, khi đề cập đến vấn đề thể chế ở Việt Nam chúng ta đang nói về tất cả những ‘luật chơi’- cả chính thức lẫn phi chính tức – của Việt Nam . Nói một cách khác, trong bất cứ mọi lĩnh vực nào đều có nhiều thể chế có mặt mà ảnh hưởng một cách đa chiều đến hành vi của chúng ta, từ chính trị và kinh tế cho đến văn hóa, thậm chí giao thông.
Hãy đề ý một nghịch lý về thể chế. Trên một mặt, nếu không có thể chế hoặc chỉ có những thể chế yếu thì xã hội sẽ càng lộn xộn. Mặt khác, việc có những thế chế mạnh (tức những thể chế mà tác động mạnh đến đời sống) chưa có nghĩa là có những thể chế “tốt.” Chẳng hạn, ngày xưa ở miền Nam nước Mỹ đã có một nền kinh tế nô lệ dựa vào những thể chế chính thức và phi chính thức rất mạnh. Có gì tốt đâu. Vậy, sự quan trọng của thể chế không phải là nó yếu hay mạnh mà là nó ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta như thế nào? Nó ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa như nào?
Trước khi tìm hiểu về những thảo luận về thể chế ở Việt Nam nên đề cập một khái niệm quan trọng khác liên quan. Đó là khái niệm tổ chức. Lại theo GS North, nếu những thể chế có thể được hiểu là ‘những luật chơi’ của xã hội thì những tổ chức có thể được hiểu là những ‘người chơi’. Trên thực tế một cá nhân cũng có thể được xem là ‘người chơi’ trong xã hội. Nhưng một tổ chức là khác ở hai chỗ: (1) nó là một thực thể tập thể và (2) trong nó có những thể chế (‘luật chơi’) riêng của nó. Trong xã hội có nhiều loại tổ chức như các công ty, những tổ chức xã hội, thậm chí tổ chức Mafia.
Nhà nước cũng là một loại tổ chức. Sự quan trọng của nó là loại tổ chức duy nhất mà có quyền (chính đáng hay không) để tạo ra và thi hành những luật chơi trong một lãnh tổ. Vậy, nhà nước được xem là một tổ chức đặc biệt: vừa là ‘người chơi’ vừa là trọng tài. Vì thế, vai trò của dân chứng trong nhà nước là một việc quan trọng. Một nhà nước mà thực sự đại biểu cho dân sẽ có những thể chế mà phản ánh những quyền lợi của dân.
Đúng ra, phân tích thể chế là một cách nhìn xã hội hơn là một học thuyết cụ thể. Nhưng cũng có những học thuyết về thể chế. Dạo này ở quốc tế, nhiều nhà phân tích hãy nói về quan hệ giữa những thế chế và sự thực kiện về kinh tế xã hội của các nước. Một ví dụ là cuốn sách phổ biến của Robinson và Acemeglu, Tại sao những quốc gia thất bại. (Cách đây hơn một năm tôi cũng viết một bài về cuốn sách đó.) Hai tác giả này cho rằng có một sự liên quan giữa những thể chế kinh tế và những thể chế chính trị mà có ảnh hướng sâu đến sự thực hiện của mọi quốc gia. GS North cũng có những bài lý luận như vậy.
Cái mà thường bị bỏ qua – nhất là trong những phân tích kinh tế học – là thực tế rằng ở bất cứ nước nào, những thế chế chỉ là ‘nguyên nhân gần,” chứ không phải là nguyên nhân sâu. Theo một góc nhìn xã hội học thì ở bất cứ nước nào hay trật tự xã hội nào, những thế chế, dù có sự quan trọng lớn của nó, sau cùng chỉ là sản phẩm của những quan hệ quyền lực trong xã hội đó; nó xuất phát và phản ánh những quyền lợi của các tầng lớp xã hội đang cầm quyền. Giống như Marx đã nói. Chính vì thế, ở bất cứ nước nào, thực hiện những thay đổi về thể chế không bao giờ đơn giản. Ai mà muốn thay đổi những ‘luật chơi’ nếu trong trò chơi đó họ ‘ăn được’ những lợi ích. Ở Phố Wall của Mỹ hiện nay không có ai muốn chịu những nỗ lực điều tiết từ Nhà Trắng. Thay vì đó, họ cố gắng sử dụng vốn kinh tế và vốn chính trị của họ để ngăn chặn những luật mới.
Song, cũng có khi ngay cả những người cầm quyền trong một trật tự xã hội nào đó đều thấy nên thay đổi thể chế để mang lại những tiến bộ chung cho xã hội. Trong trường hợp như thế, những yếu tố trong xã hội mà đảng cầm quyền có thể thực hiện những thay đổi về thể chế sẽ có lợi cho cả dân của nước, bất chấp việc những thay đổi đó có thể yêu cầu họ hy sinh một số đặc lợi đã có từ trước. Trong lịch sử, những thay đổi loại này thường mới xảy ra khi những tiếng nói trong xã hội nêu những phương án hấp dẫn, khả thi và giành sự ủng hộ của nhiều bộ phận trong xã hội.
Có hai cách chung để thay đổi thể chế. Cải cách hay cách mạng. Khi giảng dạy về lịch sử xã hội tôi thường giải tích cho sinh viên, cải cách có thể được hiểu là “thay đổi những luật chơi” trong khi làm cách mạng là thay đổi cả trò chơi luôn.” Những động lực ở phía sau những cuộc cải cách và cách mạng có thể xuất phát từ nhiều nơi – từ bên trong, từ bên ngoài, từ trên xuống, từ dưới lên, v.v. Lịch sử có nhiều ví dụ, từ Cải cách Minh Trị ở Nhật cho đến CMXHCN ở Việt Nam. Ví dụ trong cải cách Minh Trị ở Nhật: Những người nhật đã học kỹ mô hình của Đức và vận dụng nó một cách phù hợp với điều kiện ở Nhật Bản.
Tôi viết những câu này ở gần nơi mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thành lập năm 1930. Sau 85 năm đấu tranh vì một Việt Nam độc lập và công lý, vào thời điểm đặc biệt phức tạp trong lịch sử của đất nước, làm sao Việt Nam có thể nâng cao năng lực thích nghi của đất nước trước những thách thức lớn, từ chính trị và kinh tế cho đến xã hội và quan hệ ngoại giao? Và thứ hai, những thắc thức liên quan đến chủ đề ‘thể chế’ như thế nào?
Nói về thế chế ở Việt Nam ngày nay có nhiều quan điểm khác nhau. Hãy nghĩ đến lĩnh vực tranh cãi nhất: Chính trị. Ở đây chúng ta thấy những người cho rằng Việt Nam không bao giờ nên thay đổi gì cả đối với những thể chế chính trị; nhưng cũng có những người mà cho rằng phải thay đổi hết. Ở giữa, có bao nhiêu quan điểm khác, từ những người mà muốn hiện đại hóa và dân chủ hóa những thể chế chính trị trong vòng mô hình đang có cho đến những người mà cũng muốn hiện đại hóa và dân chủ hóa những thể chế chính trị, nhưng nghĩ là phải nói ‘Good bye Lenin’ đã mới được.
Vậy, ở Việt Nam có nhiều bất đồng chính kiến. Chuyện quá bình thường. Song, ngoài một số rất ít người, tôi cũng thấy đại đa số người dân Việt Nam đều có thể ủng hộ một số mực tiêu chung. Ai cũng muốn một Việt Nam độc lập. Ai đều muốn sống trong một trật tự xã hội văn minh và công lý. Và ai đều muốn đất nước có những tiến bộ về điều kiện xã hội và kinh tế. Nếu người Việt Nam bất đồng về cách làm mà cũng có thể đồng ý về những gì họ muốn thì đó có y nghĩa gì không? Biết không nên ảo tưởng.
Thể chế là sản phẩm của con người. Để thay đổi thể chế luôn luôn phải có nhiều nỗ lực và tốt nhất những nỗ lực đa chiều. Để thay đổi thể chế một cách có trật tự và chính đáng phải nghe những tiếng nói khác nhau. Chỉ nghe ‘loa phường’ là không được.
Nhiều người Việt Nam cho rằng thách thức chủ yếu của Việt Nam hiện này xuất phát từ vấn đề thể chế. Tôi “không không đồng ý.” Tốt nhất, cải cách thể chế nên là một quá trình đa chiều, dân chủ, dù chấp nhận hình thức nào nên là quyết định của toàn người dân Việt Nam . Có gì tranh cãi đâu, chính TT Nguyễn Tấn Dũng đã nói vậy.
Trong khi đó, tôi thấy quan điểm chống lại bất cứ những thay đổi gì về thể chế là một quan điểm không hứa hẹn, nếu không muốn nói sai trái. Phát triển và cải cách thể chế qua một quá trình trật tự, công bằng, và do chính người dân Việt Nam giúp quyết định là cách tốt nhất để cho phép đất nước đối phó với những thách thức lớn của ngày nay. Sợ tiến hóa về thể chế là sợ thay đổi. Là sợ thích ứng. Nhưng Việt Nam phải thích ứng chứ. Đừng sợ một tương lai cởi mở, hãy ôm nó một cách tự tin, có tầm nhìn xa.
J.L /(Blog Xin Lỗi Ông)
0 comments